Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Bà bầu có được bóp vai không ? Cách giảm đau cổ vai gáy khi mang thai

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 26-11- 2021

mạng xã hội

Bà bầu có được bóp vai không ? Cách giảm đau cổ vai gáy khi mang thai cho mẹ bầu thế nào ? giải đáp với bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã nhé.

Trong thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với các triệu chứng bất thường như mệt mỏi, buồn nôn, đau khớp… và đặc biệt là đau mỏi vai gáy. Hiện tượng này có thể gặp phải ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn thai kỳ.

Nếu mẹ bầu không sớm khắc phục, có thể phải đối mặt với tình trạng suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém… ảnh hưởng tới toàn bộ thai kỳ. Vậy đối với bà bầu có được bóp vai không ? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết dưới đây.

Hiện tượng đau mỏi vai gáy ở các mẹ bầu

Bệnh đau mỏi vai gáy với triệu chứng điển hình là đau nhức, tê mỏi khó chịu vùng vai gáy. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như vận động của mẹ bầu.

Theo chuyên gia, trong khoảng thời gian mang thai, đau mỏi vai gáy là dấu hiệu khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Hiện tượng này xuất hiện là do những thay đổi đột ngột của cơ thể mẹ bầu trong quá trình mang thai gây ra. 

Đối với những trường hợp bị đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ; mẹ bầu có thể cải thiện thông qua biện pháp luyện tập. Tuy nhiên, nếu như tình trạng nghiêm trọng hơn, kèm theo những thay đổi khác trong cơ thể. Thì mẹ cần phải chú ý đến những nguyên nhân bệnh lý; và cần đi thăm khám kịp thời.

Nguyên nhân gây đau vai khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau vai khi mang thai; điển hình với những nguyên nhân chính có thể gặp như sau:

Nguyên nhân gây nhức mỏi vai gáy khi mang thai đến từ đâu ?

Nguyên nhân gây nhức mỏi vai gáy khi mang thai đến từ đâu ?

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố diễn ra khá phổ biến; dẫn tới những rối loạn, mất cân bằng estrogen và progesteron. Đây là nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trao đổi chất từ não đến vị trí cột sống; giúp cơ thể được thư giãn.

Nếu như nội tiết tố có sự thay đổi đột ngột; có thể dẫn tới biến chứng căng thẳng, mệt mỏi… Từ đó, tình trạng đau vai gáy sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngủ sai tư thế

Giấc ngủ vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố, nguyên nhân dẫn tới những thay đổi trong giấc ngủ, điển hình là tình trạng đau vai gáy.

Thông thường, mẹ bầu thường có thói quen ngủ nghiêng về một bên; để giảm những áp lực từ vùng bụng bầu lên cơ thể. Tuy vậy, thói quen ngủ một bên quá lâu và thường xuyên sẽ gây ra những tác động lên vùng vai gáy, dẫn tới đau nhức.

Ít vận động

Trong khoảng thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng đầu; mẹ bầu sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, ngại vận động, nằm nhiều….Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau mỏi vai gáy khi mang thai.

Nhất là với các mẹ làm công việc văn phòng, phải ngồi một chỗ và hướng mắt lên màn hình máy trong tính nhiều giờ. Thì tình trạng đau mỏi lại càng dễ xảy ra hơn.

Tăng cân khi mang thai

Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của chị em sẽ tăng cao. Việc bổ sung nhiều dinh dưỡng trong thai kỳ có thể dẫn tới tình trạng tăng cân nhanh chóng.

Chính điều này đã làm tăng áp lực lên hệ thống cơ và dây thần kinh vai gáy. Dẫn tới xuất hiện tình trạng đau mỏi vai trầm trọng khi mang thai.

Do các bệnh xương khớp

Các bệnh về xương khớp là nguyên nhân không thể loại trừ khiến chị em bị đau mỏi vai. Bởi vì, trong giai đoạn thai kỳ, hàm lượng canxi của phụ nữ sụt giảm nghiêm trọng. Và nếu như mẹ bầu không bổ sung đầy đủ sẽ dẫn tới gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, đau vai gáy. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh xương khớp trước đó.

Tiền sản giật

Hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén. Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Chứng bệnh này hoàn toàn có thể dẫn tới những biểu hiện đau vai gáy mà mẹ bầu thường gặp.

Bà bầu có được bóp vai không ?

Triệu chứng đau vai gáy thường gặp ở phụ nữ mang thai; với những triệu chứng điển hình như sau:

  • Vùng cổ vai gáy có dấu hiệu tê mỏi, đau nhức.
  • Những cơn đau do tính chất cơ học, mức độ đau có thể tăng lên khi cúi đầu xoay người.
  • Toàn bộ vùng vai tê bì khó chịu
  • Mẹ bầu gặp khó khăn nếu cần hoạt động xoay vai, cúi người
  • Thỉnh thoảng đau nhói bả vai
  • Nhức mỏi kéo dài có thể kèm theo một số triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt….

Theo nhận định, triệu chứng đau vai gáy là rối loạn cơ xương; hầu như không ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, dấu hiệu đau vai kéo dài dẫn tới những thay đổi trong đời sống sinh hoạt người bệnh; gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu có được bóp vai không ?

Bà bầu có được bóp vai không ?

Dấu hiệu đau vai gáy thường hiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược cơ thể. Những cơn đau dù nhẹ, âm ỉ nhưng kéo dài sẽ khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy lo lắng ?

Lúc này, liệu pháp xoa bóp vai là phương pháp các mẹ nghĩ đến đầu tiên. Thế nhưng vì cơ thể phụ nữ mang thai đều rất nhạy cảm; nên nhiều mẹ thường e dè, lo lắng không biết bà bầu có được bóp vai không ?

Theo chuyên gia, về cơ bản thì xoa bóp vai gáy là phương pháp trị liệu tốt nhất cho bà bầu hiện nay. Những động tác xoa bóp nếu thực hiện đúng kỹ thuật sẽ giúp mẹ cảm thấy thư giãn, giảm đau nhanh chóng.

Massage giúp máu vùng cổ gáy được lưu thông dễ dàng hơn; giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, hiệu quả cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy. Theo đó, người nhà nên giúp thai phụ bóp vai thường xuyên tối thiểu 2 lần/ tuần.

Có thể bóp vai hàng ngày, bóp vai thường xuyên khi thấy đau nhức; giúp xoa dịu những cơn đau, khó chịu cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể tìm đến những dịch vụ massage chăm sóc mẹ bầu; để trải nghiệm những phút giây thật thư giãn.

Cách để giảm đau cổ vai gáy khi mang thai ?

Theo chuyên gia y tế, để giảm đau cổ vai gáy khi mang thai. Ngoài xoa bóp thì mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Đa phần các triệu chứng đau xương khớp khởi phát trong thời gian mang thai là do áp lực từ bụng bầu và sự giãn nở vùng tử cung. Để thích nghi tốt nhất với sự phát triển lớn lên từng ngày của em bé trong bụng. Vì thế, để giảm nhẹ đau vai, mẹ có thể:

  • Sử dụng gối chuyên dụng cho bà bầu: các loại gối chữ U hoặc chữ L có tác dụng nâng đỡ bụng bầu; hiệu quả giảm áp lực lên vùng vai gáy, kiểm soát tốt cơn đau.
  • Đai nâng bụng bầu: giai đoạn cuối thai kỳ, khi bụng bầu lớn, kèm theo khó khăn trong việc vận động dẫn tới đau vai; mẹ có thể dùng đai nâng bụng bầu để giảm áp lực lên vùng vai gáy.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chú ý khi mang thai, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo của bác sĩ. Hãy bổ sung nhiều hơn canxi, vitamin B5, vitamin D và vitamin C; sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau vai.

Đồng thời mẹ cần tránh sử dụng những loại thực phẩm, thức uống thể tăng làm cân đột ngột, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Sử dụng viêm uống bổ sung

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại vitamin theo dạng uống phù hợp; cung cấp đầy đủ các loại axit folic, vitamin, canxi. Giúp giảm thiểu tình trạng đau xương khớp, đau vai gáy trong thai kỳ.

Tập thể dục

Khi bị đau vai thì việc luyện tập các bài thể dục đều đặn, hàng ngày; có thể mang lại hiệu quả giảm đau vùng vai. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp đi bộ thường xuyên cũng rất tốt cho sức khỏe.

Áp dụng một số biện pháp giảm đau

Một số mẹo giảm đau vai mà nhiều mẹ áp dụng cho hiệu quả đó là:

Chườm ấm: sử dụng túi chườm lên vùng vai hàng ngày khoảng 15 phút mỗi lần sẽ giúp giãn cơ, giảm đau nhức, tê mỏi khá hiệu quả. Nhiệt độ ấm nóng có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu; đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho mẹ.

Tắm nước ấm: cũng là một cách an toàn, dễ thực hiện và hiệu quả tương tự biện pháp chườm ấm. Biện pháp này có thể làm thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức. Đồng thời cải thiện tình trạng căng thẳng mệt mỏi; giúp bà bầu ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

Trong trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng triệu chứng đau vai không thuyên giảm. Thì bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có chỉ định điều trị phù hợp.

Làm thế nào để ngăn ngừa đau vai khi mang thai ?

Để ngăn ngừa triệu chứng đau vai khi mang thai; mẹ bầu cần phải chú ý đến những điều cơ bản dưới đây:

Trong thời kỳ mang thai cần phải giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Không lo lắng, suy nghĩ quá nhiều; để tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục hàng ngày. Hoặc tập yoga với các bài tập phù hợp dành cho phụ nữ mang thai.

Nếu mẹ bầu làm việc văn phòng, hãy thường xuyên đứng dậy vận động khoảng 1 tiếng 1 lần. Có thể thực hiện một số động tác như xoay cổ, vai, cổ chân,…để giúp cơ thể thư giãn.

Chú ý mẹ bầu không nên kê cao gối khi ngủ; chỉ nên dùng gối khoảng 10cm. Nếu xem tivi, đọc sách, có thể dùng gối tựa.

Chú ý bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là canxi; giúp phòng ngừa các bệnh xương khớp hiệu quả.

Không sử dụng rượu bia, chất kích thích; sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trong thời điểm mang thai. Nếu dấu hiệu đau vai càng nặng thì mẹ bầu cần sớm gặp bác sĩ điều trị.

Đặc biệt, trong thời điểm mang thai, mẹ bầu cần chú ý thăm khám sức khỏe, kiểm tra thai định kỳ; để theo dõi sự phát triển của em bé, sàng lọc dị tật trước khi sinh. Đảm bảo cho mẹ bầu có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

Mong rằng những thông tin chia sẻ về chủ đề bà bầu có được bóp vai không đã mang đến câu trả lời thỏa đáng cho bạn. Nếu như bạn còn có thắc mắc, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho bác sĩ tư vấn của phòng khám nhé. Mọi thứ đều hoàn toàn bảo mật và miễn phí, nên bạn không cần phải lo lắng điều gì. 

Cập nhật lần cuối : 26-11- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Phù chân ở nữ giới khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 24 Tháng Ba, 2023

Phù chân ở nữ giới khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết mẹ bầu,...

Băng kinh là tình trạng gì? Tình trạng băng kinh có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 13 Tháng Ba, 2023

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới, kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào...

Ra máu báo thai có vón cục không?

Mang Thai

| 20 Tháng Hai, 2023

Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm ở phụ nữ. Tuy nhiên, có...

Quan hệ vài giây có thai được không?

Mang Thai

| 27 Tháng Mười Hai, 2022

Hiện nay nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sức khỏe sinh sản và đặt câu hỏi...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã