Đang cho con bú ăn mì tôm được không ? có nhiều thông tin cho rằng món ăn này có thể khiến các mẹ sau sinh bị mất sữa, vậy sự thật thế nào ?
Mì tôm vốn là loại thực phẩm, đồ ăn nhanh tiện lợi và rất phổ biến. Là món ăn mà ai cũng có thể ăn được; từ người già đến trẻ nhỏ. Vì vậy mà mì tôm, mì gói cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Như vậy thì bà mẹ đang cho con bú ăn mì tôm được không. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé !
Sau sinh ăn mì tôm được không ?
Mì tôm là món ăn nhanh tiện lợi với nhiều hương vị hấp dẫn; là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên đối với bà mẹ sau sinh, thì các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo rằng không nên ăn mì tôm.
Lý do bà mẹ sau sinh không nên ăn mì tôm là vì: sau khi “vượt cạn” thì cơ thể bà mẹ trải qua nhiều tổn thương và cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi. Nhưng mì tôm lại “quá nghèo” dinh dưỡng; không đủ cung cấp những chất cần thiết cho bà mẹ. Ăn mì tôm sau sinh cũng tốt cho cơ thể bà mẹ; vì có nhiều dầu chiên và các phụ gia hóa học.
Ăn mì tôm cũng khiến bà mẹ nị mất cân bằng sinh dưỡng. Một gói mì tôm có chứa nhiều calo nhưng thành phần dinh dưỡng lại rất thấp chủ yếu là tinh bột tinh chế, đường bột,… và hàm lượng muối cao.
Như vậy việc ăn mì tôm thay cho bữa ăn sẽ không đảm bảo được dinh dưỡng. Chỉ với 1 gói mì tôm đã có thể khiến bà mẹ có cảm giác ngang bụng và không muốn ăn thêm các loại thực phẩm khác.
Như vậy ăn mì tôm sẽ khiến cơ thể mị mất nước do hàm lượng muối lớn. Đồng thời gây mất cân bằng dinh dưỡng; vì thành phần dinh dưỡng của mì tôm rất nghèo nàn.
Đang cho con bú ăn mì tôm được không ?
Như đã chia sẻ ở trên, thì các chuyên gia về sức khỏe luôn khuyến cáo bà mẹ không nên ăn mì tôm cả sau khi sinh lẫn quá trình có con bú; đặc biệt là trong những tháng đầu tiên.
Thành phần của mì tôm, mì gói chủ yếu là tinh bột từ lúa mì đã qua tinh chế chiên dầu; vì thế nó có thể khiến bà mẹ bị mất sữa. Ngoài ra thì trong mì tôm cũng chứa nhiều các chất phụ gia hóa học không tốt cho cả sức khỏe bà mẹ; cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho em bé.
Tuy nhiên nếu bạn quá yêu thích và thèm ăn một tô mì gói; thì sau khi sinh 2-3 tháng bạn cũng có thể ăn một chút. Theo đó thì sau khi sinh 2-3 tháng thì cơ thể bà mẹ đã dần phục hồi lại; vì vậy bà mẹ có thể ăn đa dạng các món ăn hơn. Tuy nhiên, tốt nhất nên ăn với số lượng ít, vừa đủ; tránh ăn nhiều, ăn thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho em bé.
Ăn mì tôm có mất sữa không ?
Một trong những lí do mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn mì gói ngay sau khi sinh, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Đó là vì mì tôm có thể khiến bà mẹ bị mất sữa; gây nên tình trạng căng tức, tắc tia sữa và nhiều những tác động xấu đến sức khỏe khác.
Ăn mì tôm có thể gây mất sữa đối với bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên sau 3 tháng cơ thể bà mẹ đã dần hồi phục, sức đề kháng tăng đã được nâng lên; thì bà mẹ có thể ăn 1-2 gói nếu quá thèm.
Mặc dù vậy, bạn không nên ăn nhiều, bởi ăn nhiều mì gói ngoài việc khiến bạn mất sữa; nó còn gây nóng trong người. Dẫn đến nổi mụn, thậm chí thúc đẩy quá trình lão hóa của da diễn ra nhanh hơn. Ảnh hưởng đến tiêu hóa dễ gây táo bón, rối loạn tiêu hóa…
Vì vậy sau sinh 3 tháng bà mẹ có thể ăn mì tôm; nhưng nên chú ý và kiểm soát lượng mì tôm mà bạn ăn. Nhiều bà mẹ cho rằng ăn mì tôm sẽ giúp cơ thể giảm cân nhanh hơn sau khi sinh xong, tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Bởi lượng calo trong mì tôm tương đối lớn; do mì được chế biến bằng phương pháp chiên dầu. Thành phần mì gói lại chứa nhiều muối, các chất phụ gia hóa học và các cholesterol xấu.
Do đó, ăn mì tôm khiến bạn mất kiểm soát cân nặng, cơ thể mất nước; chứ hoàn toàn không giúp bạn giảm cân lành mạnh, lấy lại vóc dáng sau sinh. Lượng ăn phù hợp nhất là trong một tháng không nên ăn quá 3-4 gói mì tôm; để tránh ảnh hưởng đến cơ thể cũng như việc cho con bú.
Một số tác hại của mì tôm đối với bà mẹ sau sinh
Mì tôm, mì gói hay mì ăn liền là lựa chọn của nhiều người; vì hương vị đa dạng, dễ ăn lại vô cùng tiện lợi. Nhưng nó không hề tốt cho sức khỏe.
Mì tôm gần như không có chất dinh dưỡng; mà chỉ làm cơ thể giải tỏa cơn đói. Đặc biệt đối với những bà mẹ sau sinh mì tôm còn có những tác hại như:
Khiến bà mẹ bị mất sữa
Thành phần chủ yếu của mì tôm là tinh bột đã qua nhiều công đạo tinh chế từ lúa mạch, gia vị hóa học… Vì vậy việc ăn nhiều mì gói sau sinh sẽ khiến cơ thể thiếu chất; mất cân bằng chất và dẫn đến tình trạng mất sữa.
Khiến bà mẹ có cảm giác buồn nôn, mê sảng
Các thành phần chất bảo quản trong mì tôm nếu tiêu thụ lượng lớn có thể khiến cơ thể nhạy cảm, chưa hồi phục của bà mẹ gặp hiện tượng: ù tai, buồn nôn hoặc nặng hơn có thể dẫn đến khó thở, mê sảng. Ngoài ra thì các chất này cũng tích tụ trong cơ thể gây rối loạn huyết áp; tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch…
Khiến cơ thể bị nóng, nổi mụn
Ăn mì gói không mà không ăn thêm hay bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin… thì rất dễ khiến cơ thể bị nóng trong, phát ban, mẩn ngứa, nổi mụn nhọt, nhiệt miệng…
Thường xuyên ăn mì tôm còn khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn; xuất hiện các dấu hiệu lão hóa trước trước tuổi.
Tăng mức cholesterol xấu
Trong những thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền cũng chứa hàm lượng chất béo nhất định. Hàm lượng chất béo này sẽ khiến cơ thể tăng mức cholesterol xấu. Vì vậy không chỉ riêng gì mì tôm, mà bà mẹ sau sinh nên tránh ăn cả các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp.
Cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ
Mẹ đang cho con bú không nên ăn mì tôm vì mì tô có chứa nhiều bột ngọt. Nếu cơ thể nạp quá nhiều bột ngọt sẽ cản trở sự phát triển về mặt trí tuệ, não bộ của trẻ.
Ngoài ra các nghiên cứu của Viện Nhi Khoa, Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng: những trẻ em được bú sữa từ những bà mẹ thường xuyên ăn mì sẽ là tăng nguy cơ trẻ bị mắc bệnh béo phì về sau này.
Rối loạn huyết áp
Trong mì ăn liền có hàm lượng muối lớn. Nếu ăn nhiều mì tôm đồng nghĩa với việc bạn đang nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
Đối với bà mẹ sau sinh và đang cho con bú việc thừa muối sẽ dẫn đến tăng huyết áp; tăng các biến chứng khác nhau hậu sinh con. Vì vậy các bác sĩ luôn khuyến cáo bà mẹ không nên ăn mì tôm trong thời gian nghỉ hậu sản.
Gây rối loạn tiêu hóa
Thành phần tinh bột tinh chế, chế biến qua nhiều giai đoạn sẽ khiến cho mì mất đi giá trị dinh dưỡng. Không có chất xơ và đồng thời lượng carbohydrate lại cao; nên rất dễ gây nên tình trạng táo bón.
Một số các loại thực phẩm mà bà mẹ nên tránh khi đang cho con bú
Không chỉ có mì tôm, mà còn kha khá các loại thực phẩm khác mà bà mẹ nên tránh trong quá trình hậu sản cũng như giai đoạn cho con bú. Dưới đây là danh sách một số các loại thực phẩm bạn nên hạn chế và tránh ăn sau khi sinh; để đảm bảo tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:
Các chất kích thích, nước có ga
Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, các loại đồ uống có gas, có cồn… thì đều không nên sử dụng. Vì các chất này khiến cơ thể trở nên căng thẳng hơn và làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra thì các chất kích thích cũng sẽ thông qua sữa mẹ và gây hại đến các chức năng gan, thận của con trẻ.
Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, các chất béo bão hòa và muối. Đồng thời các loại đồ ăn nhanh chiên rán cũng như đồ hộp không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà mẹ. Trong khi đó, rủi ro gây hại cho sức khỏe lại rất lớn
Vì vậy bạn không nên ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn; cũng như đồ ăn chiên gián nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm này sẽ khiến bà mẹ dễ tăng cân; tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ…
Đồ ăn vặt chứa nhiều đường
Trong thời gian hậu sản cũng như cho con bú thì kẹo hay các món ăn vặt sẽ là món ăn giúp bà mẹ bớt “buồn miệng”. Tuy nhiên bạn nên tránh các loại bánh kẹo, đồ ngọt… chỉ nên ăn với mức độ ít, chừng mực. Bởi đồ ngọt, nhiều đường sẽ dễ khiến bà mẹ mệt mỏi, tăng cân, tiểu đường, lão hóa sớm,…
Tránh mướp đắng, măng chua
Hai loại thực phẩm này có thể có khả năng cao khiến bà mẹ mất sữa, đặc biệt là trong những tháng đầu hậu thai sản. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên chú ý hạn chế ăn các loại thực phẩm này; để đảm bảo chất lượng sữa cho con.
Như vậy với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, chúng ta đã có thể trả lời được thắc mắc: Mẹ sau sinh và đang cho con bú ăn mì tôm được không ?. Đồng thời qua những kiến thức mới này chắc chắn các bà mẹ cũng đã biết cách để có thể ăn mì tôm phù hợp hơn. Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể cũng như cho con; để trẻ được bú nguồn sữa mẹ dinh dưỡng, chất lượng và được phát triển toàn diện nhất.