Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Cho con bú có được uống bia hay không ? Uống như thế nào an toàn ?

Tham vấn y khoa: NGUYỄN THỊ LUYỆN Ngày đăng: 11-07- 2022

mạng xã hội

Cho con bú có được uống bia hay không ? Không chỉ nam giới, mà rất nhiều chị em cũng mê món này. Nhưng sau khi sinh thì các mẹ cần chú ý.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của sữa. Uống bia giúp lợi sữa là một trong những kinh nghiệm dân gian được truyền tai nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều cho vấn đề này. Vậy cho con bú có được uống bia không ? Cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết vấn đề này qua bài viết sau đây.

Cho con bú có uống bia được không 

Một số mẹ bầu vẫn uống bia trong thời gian cho con bú vì cho rằng uống bia giúp tăng nguồn sữa. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bia làm tăng hormone prolactin có trong cơ thể. Loại hormone này là chất kích thích giúp tăng lượng sữa được sản xuất ra. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng uống bia giúp lợi sữa.

Cho con bú uống bia được không ?

Cho con bú uống bia được không ?

Tuy nhiên, chưa có một bằng chứng khoa học chắc chắn nào được đưa ra; để khẳng định sử dụng bia tốt cho sữa hay giúp mẹ tăng nguồn sữa. Một số nghiên cứu khác còn khẳng định việc uống bia khi cho con bú có làm giảm lượng sữa của mẹ. Đặc biệt, bia còn có thể gây ra nhiều tác hại cho trẻ nhỏ. 

Cho con bú có uống được bia không ? Câu trả lời là có, tuy nhiên không nên uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày. Vì trẻ sơ sinh có khả năng xử lý bia kém hơn người lớn; do hệ thống tiêu hóa còn non yếu. Nếu mẹ uống nhiều bia sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Trẻ bỏ bú mẹ do cồn trong sữa mẹ làm thay đổi mùi và vị khiến bé không chịu bú.
  • Trẻ không thể chuyển hóa cồn trong bia nhanh như người lớn; trẻ sơ sinh chỉ có thể chuyển hóa rượu ở mức 25% đến 50% tốc độ mà người lớn có thể. Mẹ đang cho con bú uống bia còn có khả năng khiến con bị kích động, ngủ không ngon giấc.
  • Một số trường hợp mẹ cho con bú uống bia gây ra hiện tượng giảm phản xạ tiết sữa. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với rượu bia sớm từ sữa mẹ có thể chậm phát triển; các chỉ số phát triển vận động thấp hơn bình thường.

Ngoài những tác động xấu đến trẻ thì mẹ cho con bú uống bia nhiều có thể làm giảm khả năng phán đoán, khả năng chăm sóc con an toàn. Vì vậy, việc uống bia khi cho con bú là điều không được khuyến khích.

Vắt và hút sữa có làm giảm lượng cồn trong sữa không

Đối với những mẹ sau khi đã lỡ uống quá mức bia cho phép thường lo lắng; vì không biết phải làm sao để loại bỏ cồn trong sữa. Một số người chọn cách vắt hoặc hút sữa để loại bỏ cồn trong sữa.

Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Nồng độ cồn trong sữa mẹ giống như nồng độ cồn trong máu của mẹ. Việc vắt hoặc hút sữa sau khi uống bia không làm giảm lượng cồn trong sữa của mẹ nhanh chóng.

Khi nồng độ cồn trong máu của mẹ giảm theo thời gian, nồng độ cồn trong sữa cũng giảm. Mẹ có thể vắt hoặc hút sữa sau khi uống rượu để giảm bớt khó chịu về thể chất hoặc tuân thủ lịch vắt sữa đều đặn.

Vắt và hút sữa có làm giảm lượng cồn trong sữa không

Vắt và hút sữa có làm giảm lượng cồn trong sữa không

Nếu uống nhiều hơn lượng bia cho phép thì nên đợi ít nhất là 2 tiếng sau đó để cho con bú. Hoặc cho trẻ bú sữa đã được vắt trước đó khi trẻ chưa uống để giảm tiếp xúc với cồn.

Cho con bú có được uống bia là điều không được khuyến khích. Tuy nhiên trong một số trường hợp không thể từ chối vì công việc. Trong trường hợp đó, bạn có thể cố gắng tránh cho con bú từ 2 đến 3 giờ sau mỗi lần uống; để tránh cho con bạn tiếp xúc với bất kỳ chất cồn nào trong sữa.

Bởi vì nồng độ cồn cao nhất trong sữa xảy ra từ 30 đến 60 phút sau khi uống đồ uống có cồn. Hãy lưu ý rằng bạn càng uống nhiều, bia càng mất nhiều thời gian để đào thải hệ thống của bạn. Trong khoảng thời gian từ 2 – 3h sẽ cho phép bia có thời gian rời khỏi sữa mẹ.

Bà đẻ uống bia có làm tăng sản xuất sữa không

Bà đẻ uống bia có thể giúp tăng sản xuất lượng sữa là những quan niệm dân gian cũ truyền lại. Có một số bằng chứng cho thấy các polysaccharide carbohydrate được tìm thấy trong bia lúa mạch và hoa bia làm tăng sản xuất sữa. Nhưng chúng cũng được tìm thấy trong bia không cồn.

Tuy nhiên, những đồ uống giúp tiết sữa phải chứa galactagogue. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, thì việc phụ nữ đang cho con bú uống bia không được khuyến khích và bia cũng không làm tăng tiết sữa cho mẹ. 

Thành phần cồn trong bia làm giảm tiết sữa và gây ức chế phản xạ tiết sữa để sữa về nhiều mặt. Do phản xạ tống sữa bị ức chế này, mà trẻ sẽ tiêu thụ sữa mẹ ít hơn khoảng 20% trong 4 giờ đầu tiên sau khi uống rượu. Khi mẹ hút sữa trong 2 giờ sau khi uống bia; lượng sữa thu được sẽ ít hơn nhiều so với bình thường. 

Tác hại của bia với trẻ nhỏ

Các nhà nghiên cứu cho biết, bia hoặc các loại rượu khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mẹ uống bia khi cho con bú trong ba tháng đầu có nguy cơ làm giảm sự phát triển các kỹ năng vận động thô của trẻ sơ sinh.

Bia cũng có thể ảnh hưởng xấu đến gan ở trẻ em. Tuy không uống với lượng lớn nhưng có thể gây hại cho sự phát triển của gan. Vì ở trẻ nhỏ, gan và các cơ quan khác chưa hoàn thiện chức năng của mình.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác động của đồ uống có cồn như bia đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, trẻ bú mẹ trong 3 tháng đầu đời có nguy cơ phát triển kỹ năng vận động thô cao hơn những trẻ khác.

Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của rượu đối với gan của trẻ sơ sinh. Ngay cả một lượng nhỏ rượu bia đối với bạn cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi; vì gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Ngoài ra, bia có tác động đến dinh dưỡng và giấc ngủ của trẻ. Nếu trong 4 tiếng trước khi cho bé bú mẹ đã uống bia thì điều này có thể làm giảm 20% lượng sữa tiết ra. Ngoài ra, mẹ uống bia trước khi cho con bú cũng khiến bé ngủ nhanh hơn bình thường.

Phụ nữ đang cho con bú uống bia khiến trẻ suy giảm trí tuệ khi bước vào độ tuổi 6 – 10 tuổi. 

Uống bia khi cho con bú như thế nào thì an toàn

Uống bia khi cho con bú như thế nào an toàn

Uống bia khi cho con bú như thế nào an toàn

Nếu muốn uống bia khi cho con bú thì nên có kế hoạch cụ thể:

  • Nên vắt hoặc hút sữa vào bình và bảo quản trong phích hoặc tủ lạnh. Như vậy, uống bia xong, bạn có thể cho con bú bằng sữa này để bé không đói cũng như ảnh hưởng của rượu đến sữa.
  • Không nên uống quá nhiều, vì càng uống nhiều, cơ thể càng mất nhiều thời gian để đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể. 
  • Bạn nên cho trẻ bú no trước khi uống bia.
  • Điều quan trọng là phải lên kế hoạch trước để sắp xếp chỗ ngủ an toàn và không bao giờ ngủ cùng con nếu bạn đã uống bia.
  • Uống nước lọc để bổ sung lượng nước mất đi, làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể. Ngoài ra, nên ăn trước khi uống bia. Điều này giúp giảm nồng độ cồn trong máu và sữa.
  • Trường hợp có mất kỳ dấu hiệu nào như nôn, chóng mặt, đau đầu; thì nên hút sữa để đảm bảo không ảnh hưởng đến bé.

Nhiều bà mẹ uống bia với lượng vừa phải thường, có thể cho con bú trở lại ngay sau khi họ cảm thấy bình thường về mặt thần kinh. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn đủ tỉnh táo để lái xe, bạn cũng sẽ đủ tỉnh táo để cho con bú.

Tuy nhiên, tốt nhất nên tránh uống rượu bia và chất kích thích cho đến khi con bạn được hơn ba tháng tuổi. Sau khoảng thời gian đó, thi thoảng bạn có thể nhâm nhi một chút.

Chất cồn dù ít hay nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Vì vậy, các chị em đang cho con bú những tháng đầu hãy lưu ý việc uống những chất có cồn để không hại đến sức khỏe.

Cho con bú có được uống bia không cồn không ?

Bia không cồn hay còn được gọi là bia chay có nồng độ cồn thấp không quá 0.5%. Đây là loại bia giống với bia truyền thống; nhưng cần trải qua quá trình xử lý hết cồn trước khi thành phẩm. 

Cho con bú có được uống bia không cồn không ? Theo như phân tích ở trên, trong bia không cồn vẫn có nồng độ cồn; dù rất thấp nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa. Vì vậy, nếu đang mang thai và cho con bú thì không nên uống bia dù có cồn hay không.

Ngoài ra, uống nhiều rượu bia khi mang thai cũng là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Đặc biệt, hàm lượng đường trong bia không cồn cũng cao hơn so với bia truyền thống. Nên dễ khiến phụ nữ mang thai mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ. 

So sánh các tác hại và lợi ích của việc uống bia cho sức khỏe mẹ và trẻ sơ sinh. Thì các chuyên gia khuyên mẹ không nên uống rượu bia hoặc các chất kích thích trong thời gian mang thai và cho con bú.

Bởi dù chỉ là một lượng nhỏ cũng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu sau sinh. Vì vậy, dù có nhu cầu hay muốn uống bia thì các mẹ cũng nên cố gắng kiêng; để không ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. 

Các nhà khoa học trong hội đồng nghiên cứu sức khỏe và y khoa khuyến nghị: lựa chọn tốt nhất là không uống bia và thức uống có cồn và chất kích thích trong thời gian cho con bú.

Mong rằng với những thông tin trên đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc cho con bú có được uống bia không? Ngoài ra, nếu như còn vấn đề nào khác cần tư vấn hãy gọi đến số: 0338.12.14.12 để được các chuyên gia hỗ trợ chi tiết. 

Cập nhật lần cuối : 11-07- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Đang cho con bú có uống được collagen không ?

Sau sinh

| 29 Tháng Bảy, 2022

Đang cho con bú có uống được collagen không ? Uống collagen là phương pháp làm đẹp được nhiều...

Cách làm rượu gừng nghệ cho bà đẻ

Sau sinh

| 25 Tháng Bảy, 2022

Cách làm rượu gừng nghệ cho bà đẻ như thế nào ? Nếu chị em chưa biết cách chế biến chuẩn...

Uống nước chè vằng sau sinh có tác dụng gì ? uống như thế nào tốt ?

Sau sinh

| 22 Tháng Bảy, 2022

Uống nước chè vằng sau sinh có tác dụng gì ? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về giá...

Ngứa vết rạn da sau sinh do nguyên nhân gì và cách ngăn ngừa hiệu quả

Sau sinh

| 21 Tháng Bảy, 2022

Ngứa vết rạn da sau sinh do nguyên nhân gì gây ra ? và muốn giảm thiểu tình trạng vết rạn da...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã