Ngứa vết rạn da sau sinh do nguyên nhân gì gây ra ? và muốn giảm thiểu tình trạng vết rạn da bị ngứa thì phải làm thế nào ?
Rạn da sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ. Thậm chí những vết rạn da này còn gây ngứa làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy muốn cải thiện tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh phải làm thế nào? Hẳn đây là thắc mắc của không ít chị em. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Rạn da sau sinh là gì ?
Vết rạn da sau khi sinh là nỗi khổ của của rất nhiều các mẹ bỉm sữa. Tình trạng này khiến các mẹ luôn bị khó chịu bởi cảm giác ngứa ngáy luôn thường trực xuất hiện. Nếu càng gãi thì lại càng ngứa và dần những vết rạn sẽ trở nên tệ hơn.
Đây là một nỗi ám ảnh của các bà bầu. Nhiều người đã mong chờ rằng những vết rạn này sẽ nhanh chóng mờ dần và biến mất đi theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều người lại lâm vào hoàn cảnh các vết rạn da này bỗng gây nên ngứa ngáy sau khi sinh mà không biết phải làm sao.
Rạn da là tình trạng xảy ra do sự thay đổi co dãn đột ngột khiến elastin và collagen hỗ trợ làm da bị vỡ. Khi da đã hồi phục thì những vết rạn sẽ xuất hiện. Tình trạng này không thể tự biến mất, tuy nhiên nếu kết hợp điều trị có thể sẽ làm mờ đi dấu hiệu này.
Không chỉ sau khi sinh mới xuất hiện các vết rạn da, đây là tình trạng phổ biến hay gặp ở nữ giới. Những đối tượng như phụ nữ đang trong thai kỳ và sau sinh có tỷ lệ bị rạn da cao nhất. Bởi lúc này làn da của mẹ sẽ phải căng ra để nhường chỗ cho thai nhi phát triển.
Các hormone nội tiết tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm cấu trúc da trở nên suy yếu và gây rạn. Đồng thời bất kỳ một bộ phận trên cơ thể nào phát triển lớn hơn khi mang thai đều có thể sẽ bị rạn.
Nguyên nhân gây ngứa vết rạn da sau sinh
Rạn da sau khi sinh là tình trạng rất thường gặp. Theo các dữ liệu thống kê, cứ 10 bà bầu thì sẽ có 8 người mắc phải tình trạng rạn da trong thai kỳ.
Dù những vết rạn này không gây nguy hiểm; nhưng sẽ tồn tại một thời gian khá dài sau khi sinh. Điều này làm mất đi tính thẩm mỹ và nhiều khi gây nên sự ngứa ngáy, khó chịu cho chị em.
Thông thường, tình trạng ngứa vết rạn da sau khi sinh sẽ không mang đến nhiều nguy hiểm. Nguyên nhân gây ngứa chủ yếu là bởi vùng da khi bị rạn đã trở nên mỏng và nhạy cảm hơn. Đặc biệt nếu gặp phải thời tiết giao mùa, thay đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm không khí giảm làm khô da; thì tình trạng ngứa càng trở nên khó chịu hơn.
Rạn da thực chất có thể coi là một dạng sẹo, hình thành bởi quá trình làn da dần bị kéo căng quá mức khi cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh trong thai kỳ. Điều này khiến cho các liên kết collagen và elastin ở lớp hạ bì bị gãy.
Những tổn thương này sẽ mất một khoảng thời gian sau khi sinh để được cải thiện; các vết sẹo cũng bắt đầu lành lại. Quá trình này cũng có thể gây ngứa giống với những vết thương khác trên da khi chúng lên da non.
Ở một vài trường hợp, bạn cũng có thể bị ngứa ở các vết rạn; do tình trạng ngứa sần mè đay (PUPPP) phát triển trên các vùng da này. PUPPP thường xuất hiện vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ; một số người lại gặp điều này ngay cả sau khi sinh.
Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng này là cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị ảnh hưởng; hoặc nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước trên da.
Có nên gãi vết rạn da khi bị ngứa không ?
Khi gặp phải tình trạng rạn da bị ngứa sau khi sinh, đa phần phản ứng của mọi người sẽ là gãi thật mạnh để làm giảm đi cảm giác ngứa. Gãi có thể mang đến cho bạn sự dễ chịu tức thời; nhưng đồng thời bạn cũng sẽ lại càng cảm thấy ngứa hơn ngay sau đó.
Không chỉ vậy, nếu bạn gãi quá mạnh lên các vết rạn da bị ngứa sẽ làm trầy xước bề mặt da; qua đó làm vùng da bị xước trở nên nghiêm trọng hơn. Những vết thương hở cung sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mô da và gây nên các bệnh viêm nhiễm.
Chính vì vậy, dù những vết rạn sẽ làm cho bạn có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, bạn cũng không nên gãi những vùng da đã bị rạn. Thay vào đó, hãy thử một số phương pháp khác giúp làm giảm cơn ngứa hiệu quả mà an toàn hơn.
Vết rạn da sau sinh bị ngứa phải làm sao ?
Các mẹ bỉm có thể tham khảo một số phương pháp giúp ngăn ngừa và làm giảm đi tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh một cách khoa học và an toàn sau đây:
- Chườm lạnh: Bạn hãy thử đắp một chiếc khăn lạnh hoặc chườm đá lên các vết rạn da bị ngứa trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút, hoặc có thể kéo dài cho đến khi cơn ngứa thuyên giảm.
- Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da; giúp da bớt khô và giảm đi tình trạng ngứa trên da vô cùng hiệu quả.
- Dưỡng ẩm: Bạn có thể tìm mua trên thị trường các sản phẩm dưỡng ẩm chăm sóc da để cải thiện tình trạng rạn da. Hãy ưu tiên tìm mua những sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên và không chứa chất tạo mùi để không gây kích ứng cho da.
- Mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát: Để hạn chế tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh, bạn hãy tìm mua các loại quần áo làm từ cotton và rộng rãi. Tránh những loại quần áo được làm từ vải tổng hợp hoắc vải lanh. Bởi những loại vải này mang đến cảm giác thô ráp, làm da dễ bị kích ứng và gây ngứa.
- Tránh để nhiệt độ phòng quá cao: Vào những ngày có nhiệt độ nắng nóng, bạn hãy sử dụng điều hòa để không gian trong nhà trở nên mát mẻ. Nếu có điều kiện, hãy sử dụng thêm một chiếc máy tạo độ ẩm trong mùa đông; để tránh tạo nên cảm giác ngứa ngáy cho da khi nóng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ cũng là một điều quan trọng giúp cải thiện làn da sau khi sinh. Nếu bạn làm việc quá sức và thường xuyên mệt mỏi sẽ khiến sắc thái trên da trở nên nhợt nhạt. Đồng thời các vết rạn da sau sinh cũng sẽ theo đó mà trở nên tối tệ hơn.
Nếu đã thử áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng ngứa không thuyên giảm, gây ngứa; làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hằng ngày, thậm chí còn nổi sẩn ngứa và mề đay. Tốt nhất lúc này bạn nên chủ động tìm đến bác sĩ để có những chẩn đoán về tình trạng. Qua đó đưa ra được phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Cách ngăn ngừa rạn da sau sinh hiệu quả
Những vết rạn da sau sinh thường sẽ có xu hướng mờ dần tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, thực tế để có thể chờ đợi những vết rạn da hình thành khi mang thai biến mất hoàn toàn sau khi sinh là điều rất khó.
Những phương pháp điều trị rạn da được áp dụng phổ biến hiện nay như là dùng thuốc trị rạn, sử dụng laser hay kỹ thuật làm mài mòn da… Cũng chỉ có thể giúp những vết rạn nhanh mờ hơn; chứ cũng không thể làm chúng biến mất hoàn toàn.
Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng rạn da sau khi sinh chính là không để chúng có cơ hội phát triển trong giai đoạn mang thai. Nhiều mẹ bầu ngày nay lựa chọn phương pháp sử dụng những dưỡng chất tự nhiên để ngăn ngừa khả năng rạn da trong thai kỳ.
Đặc biệt, nhiều loại dưỡng chất không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng rạn da; mà còn giúp làm mờ vết rạn, giảm các triệu chứng ngứa do rạn da sau khi sinh vô cùng hiệu quả:
- Tinh dầu oải hương: Thành phần trong tinh dầu oải hương giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và hình thành các mô liên kết bên dưới lớp da. Điều này giúp làm giảm đáng kể tình trạng rạn da khi mang thai. Tinh dầu oải hương còn có tính kháng viêm, làm dịu da; giảm đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu do tình trạng rạn da gây ảnh hưởng.
- Tinh dầu cúc xu xi: Tinh dầu cúc xu xi được nhiều mẹ bầu ưa tích; bởi nó giúp kiểm soát tình trạng rạn da vô cùng hiệu quả. Điều này là bởi thành phần trong dầu có các chất giúp tăng cường khả năng tái tạo tế bào trên da. Qua đó làm lành các vết nứt do rạn da.
- Tinh dầu cúc la mã: Những hoạt chất có trong tinh dầu cúc La Mã mang những đặc điểm làm dịu và chống viêm da vượt trội. Từ đó giúp làm giảm đi tình trạng sưng tấy và ngứa rát do vết ran gây ra.
- Tinh dầu lá hương thảo: Là loại tinh dầu có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Đây là loại tinh dầu đã cho thấy nhiều hiệu quả trong việc làm mờ đi các vết rạn trên da.
- Vitamin A: Loại vitamin này giúp kích thích khả năng tăng sinh collagen; làm cải thiện tình trạng đàn hồi cũng như những dấu hiệu tổn thương ở da. Đồng thời, vitamin A cũng thúc đẩy quá trình dưỡng ẩm của da một cách tự nhiên. Qua đó ngăn ngừa được tình trạng khô da gây ngứa.
- Vitamin E: Vitamin E sẽ tác động vào dưới các lớp da và làm thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương. Loại vitamin này cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Điều này giúp bảo vệ da khỏi những tác động từ các gốc tự do cũng như ánh nắng mặt trời.
Trong thời gian thai kỳ, việc sử dụng tinh dầu và các vitamin để dưỡng da là điều hết sức quan trọng nếu như bạn muốn tránh được tình trạng rạn da. Tuy nhiên, bạn cũng cần nghiên cứu kỹ trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da của mình. Bởi nếu lựa chọn không đúng sẽ khiến da bị tổn thương và có thể gây ảnh hưởng đến cả em bé trong bụng.
Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hy vọng đã giụp bạn hiểu thêm về tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh. Nếu bạn còn có những thắc mắc muốn được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế qua Hotline: 0338.12.14.12 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.