Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Sau khi sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 05-01- 2022

mạng xã hội

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành ? Cùng Phòng khám 12 Kim Mã tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé. 

Sinh mổ là phương pháp được nhiều thai phụ lựa chọn để đảm bảo có một ca sinh an toàn. Tuy sinh mổ thường được thực hiện nhanh chóng. Nhưng nếu không biết cách chăm sóc vết thương sau sinh; thì không những khiến thời gian hồi phụ kéo dài mà còn để lại di chứng nguy hiểm. 

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành ?

Khác với sinh thường, với sinh mổ sản phụ cần ở lại viện; để theo dõi và chăm sóc sức khỏe ít nhất từ 3 đến 4 ngày. Đây là thời gian cần thiết để các bác sĩ theo dõi vết thương sau khi sinh mổ.

Nếu như không có vấn đề nào khác thường và vết mổ đã hồi phục; thì có thể nghỉ ngơi tại nhà. Thông thường, sinh mổ vết thương có thể lành sau 6 tuần.

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành ?

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành ?

Tuy nhiên, do thể trạng sức khỏe và cơ địa mỗi người khác nhau; nên thời gian hồi phục sau sinh sẽ không có một con số cụ thể khác nhau. Hầu như các sản phụ có thể cảm thấy cơn đau giảm dần sau khi tập đi lại vài ngày; và hồi phục hoàn toàn nếu nghỉ ngơi sau 6 tuần.

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như chế độ chăm sóc hậu thai sản, nghỉ ngơi và sinh con lần đầu hay lần 2. 

Đối với những người có chế độ chăm sóc tốt và vận động nhẹ nhàng, đúng cách; thì thời gian hồi phục vết mổ sau sinh sẽ nhanh hơn. Người lại, với người không biết cách chăm sóc, làm việc nặng, không chú ý nghỉ ngơi. Thì không những khiến vết mổ lâu lành; mà còn có thể gây ra nhiễm trùng nguy hiểm và gặp nhiều rủi ro về sức khỏe. 

Vì vậy, sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành còn phụ thuộc vào từng sản phụ. Nên tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi vết thương thường xuyên. Để quá trình phục hồi nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Sau sinh mổ có nên dùng thuốc giảm đau không ?

Vết thương sau khi sinh mổ khiến chị em cảm thấy đau khi đã hết thuốc tê là điều không tránh khỏi. Nhiều sản phụ băn khoăn không biết sinh mổ bao lâu thì hết đau và có được sử dụng thuốc giảm đau không. Đặc biệt đối với những người sinh con lần đầu. 

Sinh mổ có nên dùng thuốc giảm đau không cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đối với trường hợp sản phụ được gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng; thì bác sĩ có thể tiêm một số loại thuốc có tác dụng giảm đau đến 24 giờ.

Sau sinh mổ có nên dùng thuốc giảm đau không

Sau sinh mổ có nên dùng thuốc giảm đau không

Tùy thuộc vào cơn đau của sản phụ và thể trạng thực tế. Mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc chứa thành phần giảm đau; để giúp các mẹ cảm thấy thoải mái hơn sau khi sinh mổ.

Những sản phụ sinh mổ nếu không được chỉ định của bác sĩ; thì không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau. Vì nó có thể gây tác dụng phụ, mất sữa hoặc tắc sữa; cùng những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Nên cố gắng vận động nhẹ nhàng và tập đi lại sau 24 giờ. Để cho tử cung co bóp, giảm áp lực trong ổ bụng, lưu thông mái và giảm đau. Điều này là rất tốt cho việc hồi phục sau sinh. 

Lựa chọn thuốc giảm đau sau khi sinh mổ cần dựa vào các yếu tố:

  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé bú sữa.
  • Chắc chắn là sản phụ có thể vận động nhẹ, đi lại bình thường và đủ tỉnh táo để chăm sóc bé.
  • Tùy thuộc và thể trạng, tình hình sức khỏe và tiền sử bệnh; cũng như mức độ cơn đau mà sử dụng các loại giảm đau phù hợp

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

Việc chăm sóc vết mổ sau sinh cho các mẹ là rất cần thiết. Bạn cần chú ý cả việc chăm sóc ở viện lẫn khi đã về nghỉ ngơi tại nhà.

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh ở bệnh viện

Sau khi sinh mổ, sản phụ sẽ được các nhân viên y tế hỗ trợ để vệ sinh vết mổ hàng ngày. Nhằm đảm bảo vết mổ được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sản phụ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh; thuốc co hồi tử cung hoặc thuốc giảm đau tùy từng trường hợp. Sản phụ không được tự ý tháo băng che vết mổ và không làm ướt gạc; giữ gìn vết mổ được sạch và khô thoáng. Trong trường hợp thấy đau và bất thường như căng tức vết mổ, tiết dịch. Thì cần thông báo với bác sĩ để kịp thời xử lý. 

Không được dùng tay gãi vết thương mổ khiến cho vết thương lâu lành hơn. Sau khoảng 2 đến 3 ngày nếu thấy vết thương đã khô và không bị sưng hoặc chảy dịch; thì có thể để hở vết thương, không cần băng kín.

Dùng các loại khăn mềm để lau người và chú ý giữ cho vùng da xung quanh vết mổ sạch sẽ. Không dùng tay chạm vào vết mổ để tránh nhiễm trùng. 

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào là tốt nhất

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào là tốt nhất

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh ở nhà

Những phụ nữ  sinh mổ có thể ở lại bệnh viện để theo dõi từ 4 đến 5 ngày. Nếu vết mổ khô và ổn định, bạn sẽ được cho về nhà và chăm sóc tại nhà.

Trong giai đoạn này, chị em cần lưu ý không được gãi vào vết mổ, kể cả khi có phản ứng ngứa. Tuyệt đối không được chạm vào vết mổ. Bạn có thể tắm nhưng hãy lau khô vết mổ bằng khăn sạch. Cụ thể, bà bầu cần lưu ý những điểm sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân tốt mọi lúc, đặc biệt là rửa tay thường xuyên. Tốt nhất là không được chạm vào vết mổ.
  • Có thể tắm nước ấm nhưng không nên tắm quá lâu để tránh làm ướt vết thương.
  • Chọn khăn sạch, mềm, thấm hút tốt, lau khô vết mổ sau khi tắm.
  • Vết mổ cần được giữ khô ráo. Có thể chọn dung dịch betadine, povidine 10% để vệ sinh vết mổ tại nhà.
  • Không băng quá kín hoặc thít chặt vào vết mổ; như thế sẽ khiến cho sản phụ cảm thấy đau và thời gian hồi phục lâu hơn.

Nếu thấy xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội; vết mổ sưng tấy hoặc ngứa, chảy mủ, sốt cao,… Thì cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý. Vì rất có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ nguy hiểm 

Chú ý chế độ dinh dưỡng sau khi sinh mổ

Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón. Bổ sung các thực phẩm giàu protein, canxi để nhanh chóng phục hồi và có nhiều sữa cho bé bú. Tránh những thực phẩm có tính hàn; vì sẽ khiến vết thương bên trong lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Không nên ăn rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng hoặc các đồ từ gạo nếp. Bởi chúng là nguyên nhân hình thành sẹo và có nguy cơ gây mủ. Có thể sử dụng các chế phẩm từ sữa, bưởi, đu đủ, hoa quả, ngũ cốc,… 

Làm sao để vết mổ sau sinh nhanh lành

Sản phụ sẽ phải đối mặt với khá nhiều vấn đề và cần được chăm sóc chu đáo. Đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu, khi vết thương chưa lành hẳn; sẽ có những cơn đau bụng và đau lưng xuất hiện. Để vết mổ sau sinh nhanh lành thì sản phụ cần lưu ý:

Có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý

Sau khi sinh đẻ, sản phụ cần dành thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Cần nằm nghỉ 24 giờ đầu sau khi sinh và thư giãn; tránh vận động ảnh hưởng đến các cơ bụng. Nên nằm nghiêng để giảm áp lực và tránh cảm giác buồn nôn.

Không được gồng cứng người, tập hít thở sâu để giảm các cơn đau. Nếu có cảm giác buồn nôn thì đi tiểu để giảm áp lực bàng quang.

Chỉ ăn sau khi đã đánh hơi

Nhu động ruột bị ảnh hưởng sau quá trình sinh mổ. Nên nếu ăn ngay thì có thể khiến đường ruột bị ứ và nhiều khí, táo bón, tiêu chảy,…

Vì vậy, để giảm đau sau sinh mổ và tránh các biến chứng; thì các mẹ chỉ được ăn sau khi đã đánh hơi. Trong khoảng 6 giờ sau khi sinh thì chỉ nên ăn đồ loãng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, canh,… 

Vận động nhẹ nhàng

Sản phụ không nên chỉ nằm 1 chỗ mà cần vận động nhẹ nhàng, tập ngồi và đi lại sau 24 giờ. Để khí huyết lưu thông, hạn chế tình trạng tụ máu và cũng giúp giảm đau nhanh chóng.

Lưu ý sau khi sinh mổ

Để vết thương bên trong sau khi sinh mổ nhanh lành thì cần lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, đảm bảo sạch sẽ.
  • Không quan hệ tình dục quá sớm, ít nhất chỉ quan hệ sau 6 tuần sinh và khi vết thương đã hoàn toàn hồi phục.
  • Không nịt bụng ngay sau khi sinh.
  • Tránh các đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ; khiến tạo áp lực cho dạ dày dễ tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Không được tắm nước lạnh hay ăn đồ lạnh; vì cơ thể sản phụ lúc này còn yếu dễ nhiễm lạnh.

Hy vọng qua những chia sẻ của bác sĩ phòng khám 12 Kim Mã đã giúp bạn có thêm những kiến thức quan trọng. Đồng thời giải đáp được vấn đề sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành. Từ đó có thể xây dựng chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc tốt giúp hồi phục nhanh chóng. 

Cập nhật lần cuối : 05-01- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Đang cho con bú có uống được collagen không ?

Sau sinh

| 29 Tháng Bảy, 2022

Đang cho con bú có uống được collagen không ? Uống collagen là phương pháp làm đẹp được nhiều...

Cách làm rượu gừng nghệ cho bà đẻ

Sau sinh

| 25 Tháng Bảy, 2022

Cách làm rượu gừng nghệ cho bà đẻ như thế nào ? Nếu chị em chưa biết cách chế biến chuẩn...

Uống nước chè vằng sau sinh có tác dụng gì ? uống như thế nào tốt ?

Sau sinh

| 22 Tháng Bảy, 2022

Uống nước chè vằng sau sinh có tác dụng gì ? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về giá...

Ngứa vết rạn da sau sinh do nguyên nhân gì và cách ngăn ngừa hiệu quả

Sau sinh

| 21 Tháng Bảy, 2022

Ngứa vết rạn da sau sinh do nguyên nhân gì gây ra ? và muốn giảm thiểu tình trạng vết rạn da...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã