Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Són tiểu sau sinh là do đâu, có gây nguy hiểm không ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 22-12- 2021

mạng xã hội

Són tiểu sau sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Nó khiến tâm lý, cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng và dẫn đến nhiều bệnh.

Són tiểu là một triệu chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh; mà còn còn có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục- tiết niệu. Vậy són tiểu sau sinh nguyên nhân do đâu ? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em giải đáp các thắc mắc liên quan đến tình trạng này.

Són tiểu là gì ?

Són tiểu là tình trạng rò rỉ một ít hay nhiều nước tiểu không theo ý muốn. Tình trạng này trong y học được gọi là tiểu không kiểm soát. Đây là một triệu chứng rối loạn tiểu tiện phổ biến; thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh. 

Chứng bệnh són tiểu này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti, xấu hổ; gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến cho vùng kín luôn rơi vào trong trạng thái ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.

Són tiểu là gì ?

Són tiểu là gì ?

Tuy nhiên, chứng bệnh són tiểu nay hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Nếu như bệnh nhân đi thăm khám kịp thời và tuân đúng theo liệu trình điều trị của bác sĩ.

Theo Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, tình trạng són tiểu được chia làm ba loại:

  • Són tiểu do áp lực: Tình trạng són tiểu này thường xảy ra khi bạn có những hoạt động gây kích thích hoặc áp lực lên bàng quang. Ví dụ như ho, cười lớn, hắt hơi, tập thể dục hoặc khiêng vác vật nặng.
  • Tiểu són cấp: Bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn tiểu đột ngột mà không kiểm soát được; không kịp đi vệ sinh và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Tình trạng này xảy ra khá thường xuyên, vào cả ngày lẫn đêm.
  • Tiểu són kết hợp: Đây là dạng kết hợp giữa tiểu són cấp và tiểu són do áp lực.

Cả ba dạng són tiểu này đều có thể xảy ra ở sản phụ sau sinh. Tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất là chứng són tiểu do áp lực.

Nguyên nhân gây són tiểu sau sinh 

Trong giai đoạn mang thai, sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng đàn hồi của bàng quang. Khiến việc chứa đựng và giữ nước tiểu cũng kém đi.

Ngoài ra, thông thường, hệ thống dây thần kinh, dây chằng và các cơ sàn chậu sẽ hoạt động cùng nhau. Để nâng đỡ bàng quang và giữ cho niệu đạo luôn đóng lại; ngăn nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài.

Việc sinh con qua đường âm đạo có thể khiến các cơ sàn chậu, cơ bàng quang; cũng như hệ thống dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị suy yếu. Điều này có thể khiến chị em sau sinh gặp phải tình trạng tiểu són.

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng són tiểu sau sinh

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng són tiểu sau sinh

Ngoài ra, tình trạng tiểu són sau sinh còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Viêm đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập và tấn công hệ Tiết niệu gây viêm nhiễm. Dẫn đến các triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, són tiểu, tiểu không tự chủ.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương dây thần kinh kiểm soát chức năng bàng quang; gây ra rối loạn chức năng bàng quang. Từ đó, dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, són tiểu,…
  • Táo bón mãn tính: Bàng quang và trực tràng có cùng hệ thống dây thần kinh kiểm soát. Do đó, khi bệnh nhân bị táo bón, phân sẽ cứng lại và nén chặt trong trực tràng. Khiến cho dây thần kinh phải hoạt động quá mức. Điều này sẽ khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều lần và đôi khi không tự chủ.

Dấu hiệu tiểu són sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị són tiểu sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Chị em bị rò rỉ ít hoặc nhiều nước tiểu mỗi khi ho, cười, hắt hơi; hay khi vận động mạnh hay mang vật nặng. Có một số trường hợp chị em bị són tiểu khi đang quan hệ.
  • Tần suất tiểu tiện nhiều bất thường kể cả ngày lẫn đêm, thường xuyên buồn tiểu. Nhưng khi đi tiểu lại ra một lượng rất ít, vừa tiểu xong lại cảm thấy buồn tiểu.
  • Nước tiểu đôi khi tự trào ra và làm ướt quần. 
  • Bệnh nhân có khi lại bị khó tiểu và phải rặn.
  • Cảm thấy đau rát, khó chịu ở vùng kín; kèm theo đó là dấu hiệu đau bụng dưới và thắt lưng mỗi khi đi tiểu.

Són tiểu sau sinh có nguy hiểm không ?

Tình trạng són tiểu này nếu kéo dài mà không có biện pháp điều trị kịp thời; thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt và sức khỏe của sản phụ. Cụ thể như sau:

  • Tình trạng són tiểu sẽ khiến vùng kín rơi vào trạng thái ẩm ướt và bí bách. Điều này tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở; gây viêm nhiễm đường sinh dục – tiết niệu. Các căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
  • Tiểu són cũng gây ra hiện tượng bàng quang nhỏ lại; vì khả năng chứa đựng nước tiểu và kiểm soát hoạt động tiểu tiện ngày càng bị suy yếu.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Phụ nữ sau sinh bị són tiểu sẽ luôn cảm thấy tự ti, xấu hổ; tự cô lập bản thân với mọi người xung quanh. Lâu dần sẽ có thể mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.
  • Đe dọa đến hạnh phúc hôn nhân gia đình: Són tiểu khiến các chị em cảm thấy mặc cảm; lo sợ mình sẽ bị rò rỉ nước tiểu khi “gần gũi” chồng. Về lâu dài sẽ có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân gia đình.
  • Ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng của bé: Tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn. Từ đó làm giảm nguồn sữa cho bé.

Sau sinh bị són tiểu phải làm sao ?

Khi bị tiểu són sau sinh, các sản phụ thường sử dụng băng vệ sinh để tránh ướt quần. Đây chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời, nếu thực hiện biện pháp này trong thời gian dài có thể sẽ khiến vùng kín bị bí bách, ẩm ướt; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo: Để kiểm soát tình trạng són tiểu sau sinh; các chị em cần thực hiện một số điều dưới đây:

Một số lời khuyên dành cho chị em bị són tiểu sau sinh

Một số lời khuyên dành cho chị em bị són tiểu sau sinh

Tập luyện các bài tập cơ sàn chậu

Bài tập Kegel là bài tập phổ biến, giúp cải thiện sức khỏe cơ sàn chậu, làm săn chắc cơ âm đạo. Nhờ đó có thể ngăn ngừa và điều trị được tình trạng són tiểu sau sinh. Đồng thời có thể cải thiện ham muốn, tăng cảm giác tình dục ở nữ giới.

Dưới đây là một vài bài tập Kegel tốt cho phụ nữ sau sinh mà các chị em có thể tham khảo:

Bài tập 1:

  • Bước 1: Xác định đúng vị trí cơ xương chậu bằng cách thít chặt âm đạo và hậu môn như khi đang nhịn tiểu. 
  • Bước 2: Ngồi quỳ hai gối trên sàn, mông đặt lên hai gót chân, chú ý giữ lưng thẳng.
  • Bước 3: Thực hiện thít chặt các cơ sàn chậu trong 5 giây rồi thả lỏng trong khoảng 5 giây. Chú ý hít thở đều đặn. Lặp lại động tác này 5 lần.

Các chị em nên kiên trì thực hiện bài tập này đều đặn khoảng 3-4 lần mỗi ngày; để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai cho vùng cơ sàn chậu.

Bài tập 2:

  • Bước 1: Co cơ sàn chậu trong khoảng 3 giây, sau đó thư giãn hoàn toàn các cơ cũng trong 3 giây. Khi đã thành thạo, các chị em có thể kéo dài thời gian thít chặt cơ lên đến 5-10 giây. Lặp lại 5-10 lần sau đó nghỉ ngơi 10 giây.
  • Bước 2: Nằm ngửa trên sàn, hai chân mở rộng, đầu gối hơi gập lại và đặt hai lòng bàn chân sát vào nhau tạo thành tư thế cánh bướm. Kéo bàn chân và đầu gối về phía ngực và giữ nguyên trong khoảng 20 giây. Lúc này, các chị em vẫn co các cơ vùng chậu và hít thở đều đặn; sau đó từ từ thư giãn các cơ, đưa đầu gối và bàn chân về vị trí lúc đầu.

Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh

Tình trạng són tiểu có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, lành mạnh. Do đó, để cải thiện tình trạng này, các chị em nên thực hiện một số điều như sau:

  • Bổ sung đủ nước vào ban ngày, hạn chế uống nước vào ban đêm.
  • Tránh các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.
  • Tránh tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein như trà, cà phê. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học, tích cực bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau xanh. Tránh ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều đường, chất béo bão hòa…
  • Duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ, dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc nặng nhọc, làm việc với cường độ cao trong thời gian dài, hạn chế căng thẳng, áp lực.
  • Tạo thói quen đi tiểu đúng giờ, hạn chế nhịn tiểu quá lâu, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
  • Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc thường xuyên thay quần lót; để tránh tình trạng vùng kín bị ẩm ướt và viêm nhiễm.

Đi gặp bác sĩ

Nếu tình trạng són tiểu kéo dài và việc áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả; thì các sản phụ cần chủ động đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Để được chẩn đoán bệnh chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tùy vào mức độ bệnh lý và thể trạng cơ địa của từng bệnh nhân; mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật.

Mong rằng qua bài viết trên đây, các chị em có thể biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng són tiểu sau sinh

Cập nhật lần cuối : 22-12- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Đang cho con bú có uống được collagen không ?

Sau sinh

| 29 Tháng Bảy, 2022

Đang cho con bú có uống được collagen không ? Uống collagen là phương pháp làm đẹp được nhiều...

Cách làm rượu gừng nghệ cho bà đẻ

Sau sinh

| 25 Tháng Bảy, 2022

Cách làm rượu gừng nghệ cho bà đẻ như thế nào ? Nếu chị em chưa biết cách chế biến chuẩn...

Uống nước chè vằng sau sinh có tác dụng gì ? uống như thế nào tốt ?

Sau sinh

| 22 Tháng Bảy, 2022

Uống nước chè vằng sau sinh có tác dụng gì ? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về giá...

Ngứa vết rạn da sau sinh do nguyên nhân gì và cách ngăn ngừa hiệu quả

Sau sinh

| 21 Tháng Bảy, 2022

Ngứa vết rạn da sau sinh do nguyên nhân gì gây ra ? và muốn giảm thiểu tình trạng vết rạn da...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã