Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Cách thay băng vệ sinh ở trường như thế nào thuận tiện và an toàn nhất ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 18-02- 2022

mạng xã hội

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường như thế nào ? Đọc ngay bài viết sau đây để biết cách xử lý sao cho thuận tiện và đả bảo vệ sinh nhất nhé.

Kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi. Đây là giai đoạn mà các bé gái đang học cấp 2. Việc vừa phải đi học vừa phải giải quyết những vấn đề trong mùa “dâu rụng” có thể khiến các bé gái cảm thấy bối rối, lo lắng. 

Khi nào cần thay băng vệ sinh khi ở trường ?

Bé gái thường sẽ phải thay băng vệ sinh ở trường trong những trường hợp dưới đây:

  • Bé gái xuất hiện kinh nguyệt lần đầu khi đang ở trường: Trong trường hợp này, các bé nên nhờ sự trợ giúp của cô giáo; hoặc nhờ những người bạn đã có kinh nguyệt rồi giúp đỡ hướng dẫn bạn.
  • Các bé gái nên thay băng vệ sinh khoảng 4 tiếng/ lần; hoặc bất kỳ khi nào thấy băng vệ sinh bị đầy. Việc thường xuyên thay băng vệ sinh là vô cùng cần thiết để khử mùi hôi. Đồng thời còn ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho vùng kín.

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường

Trước khi thay băng vệ sinh, các bé cần phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Bởi trong quá trình tiếp xúc với băng vệ sinh; vi khuẩn ở trên tay sẽ di chuyển sang bề mặt băng vệ sinh. Từ đó, có thể xâm nhập vào bên trong âm đạo và gây ra các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. 

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường

Cách thay băng vệ sinh khi ở trường

Ngoài ra, các bé nên chú ý vệ sinh vùng kín bằng nước ấm trước mỗi lần thay băng, để giúp cho vùng kín sạch sẽ và nước ấm cũng có thể làm thuyên giảm triệu chứng đau bụng kinh.

Sau đó, việc thay băng vệ sinh có thể được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Tháo lớp giấy gói bên ngoài băng và mở hai đầu băng ra.
  • Bước 2: Sau đó, kéo quần lót xuống ngang gối. Và bóc phần giấy dán ở mặt dưới băng vệ sinh và hai cánh.
  • Bước 3: Dán phần có keo vào mặt trong quần lót và cố định hai cánh vào mặt ngoài quần. Các bé phải dán sao cho miếng băng nằm trực tiếp bên dưới âm đạo; không lùi lên phía trước hoặc lùi ra sau.
  • Bước 5: Cuối cùng kéo quần lên và kiểm tra xem vị trí có vừa vặn và thoải mái hay chưa. Nếu cảm thấy băng bị lệch so với vị trí của vùng kín; thì các bé hãy tháo ra và dán lại để chắc chắn máu kinh nguyệt không bị rò rỉ ra ngoài.
  • Bước 6: Rửa tay lại thật sạch sẽ.

Các bé nên kiểm tra mỗi 2 giờ và thay băng vệ sinh khoảng 4 giờ/ lần. Bên cạnh đó, khi thay băng vệ sinh tại trường, nhớ là cần phải chú ý vứt băng vệ sinh đúng chỗ quy định. Không được vứt băng vệ sinh vào bồn cầu.

Ngay cả khi vứt vào sọt rác, các bé cũng nên gói băng vệ sinh vào trong bao của nó hoặc trong giấy vệ sinh; để tránh dây vào thành của sọt rác.

Cần chuẩn bị những gì khi đi học ngày đèn đỏ

Khi bị hành kinh, các bé gái sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu; đi kèm với cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, râm ran. Tuy vậy nhưng trẻ vẫn phải đến trường để không bị mất kiến thức.

Trong trường hợp này, nếu trẻ đã chuẩn bị sẵn sàng những vật dụng cần thiết; thì mọi việc sẽ diễn ra thoải mái hơn rất nhiều. Dưới đây là một số vật dụng mà các bé gái cần phải chuẩn bị khi phải đi học trong ngày “đèn đỏ”:

Cần chuẩn bị những gì khi đi học ngày đèn đỏ ?

Cần chuẩn bị những gì khi đi học ngày đèn đỏ ?

Chuẩn bị sẵn băng vệ sinh và quần lót sạch

Các mẹ nên để sẵn trong cặp trẻ một vài miếng băng vệ sinh và quần lót sạch. Giải thích cho trẻ những dấu hiệu sắp có kinh. Như vậy, các bé sẽ luôn ở trong tư thế sẵn sàng; không bị bất ngờ khi “mùa dâu” đến.

Ngoài ra, các mẹ cũng phải dặn bé mang theo áo khoác để phòng ngừa trường hợp khẩn cấp. Nếu chất dịch bị rò rỉ ra ngoài, các con có thể dùng khoác áo này để che.

Mang một thanh chocolate đen

Nếu bé xuất hiện các biểu hiện tiền kinh nguyệt; các mẹ nên chuẩn bị cho con một món ăn nhẹ lành mạnh. Chocolate sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi món ăn này không chỉ ngon miệng; mà còn giúp con cân bằng tâm trạng.

Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Nếu trẻ có các dấu hiệu tiền kinh nguyệt như: đau bụng, đau đầu,…, thì các mẹ hãy cho con uống một viên thuốc giảm đau trước khi đi học. Điều này sẽ làm giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống.

Cách giúp bạn nữ thoải mái hơn khi đi học ngày đèn đỏ

Để giúp con cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong ngày “đèn đỏ”; các mẹ nên thực hiện những việc dưới đây:

Cách giúp bạn nữ thoải mái hơn khi đi học ngày đèn đỏ

Cách giúp bạn nữ thoải mái hơn khi đi học ngày đèn đỏ

Bổ sung đủ nước

Các mẹ nên dặn dò con uống nhiều nước trong thời gian hành kinh. Bởi trong thời gian này, cơ thể của con sẽ bị mất khá nhiều máu và nước. Việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp các con cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh hơn. Đồng thời, giúp bù đắp lượng nước đã mất.

Một số loại đồ uống có chứa chất điện giải như nước dừa, nước uống thể thao sẽ giúp các con cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn. Trong nước dừa có chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng cho cơ thể như: chất đạm, chất béo, đường, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết khác; nên nó rất tốt cho những bạn nữ đang trong chu kỳ kinh.

Làm giảm căng thẳng

Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau bụng kinh có thể tăng lên đáng kể khi các bé bị lo lắng và căng thẳng. Do đó, trong khoảng thời gian này, các mẹ cần phải nói chuyện, tâm sự với bé; giúp bé cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn. Từ đó, giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi, khó chịu trong những ngày này.

Chuẩn bị sẵn băng vệ sinh khi gần đến kỳ kinh nguyệt

Khi sắp đến ngày “đèn đỏ”, các bé cần chuẩn bị sẵn vài miếng băng vệ sinh và quần lót sạch trong cặp; để có thể xử lý tốt các tình huống khẩn cấp khi cần. Đồng thời cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn.

Ngoài ra, các bé cũng nên cất băng vệ sinh ở những nơi kín đáo; như ngăn kéo nhỏ bên trong cặp hoặc trong một cái túi nhỏ chuyên biệt để trong cặp. Nếu có một ngăn tủ riêng ở trường; các bé có thể cất những sản phẩm vệ sinh tại đây. Thay vì phải mang theo đến trường mỗi ngày.

Ngay khi nghi ngờ kinh nguyệt đã xuất hiện, các bé nên xin phép giáo viên đi vệ sinh để có thể kiểm tra và tiến hành thay băng vệ sinh nếu cần.

Nếu kinh nguyệt bất thình lình ghé thăm mà không có sẵn băng vệ sinh; em có thể hỏi bạn bè xem họ có băng vệ sinh hay không. Nếu bạn bè không có, hãy đến phòng y tế của trường để xin sự giúp đỡ.

Quấn áo khoác quanh eo 

Nếu quan sát thấy máu kinh đã thấm qua lớp quần bên ngoài; thì hãy lấy 1 chiếc áo khoác quấn quanh vùng eo của mình. Làm như vậy có thể giúp các em che giấu được những vết bẩn cho đến khi có cơ hội để thay trang phục.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Để ngày “đèn đỏ” có thể trôi qua một cách thoải mái và dễ chịu; các mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Tốt nhất các mẹ không nên cho bé ăn các món ăn cay nóng, chiên xào có nhiều dầu mỡ; như khoai lang chiên, gà rán, xúc xích,.. trong chu kỳ kinh.. Bởi việc sử dụng các loại thực phẩm này sẽ khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.

Để cảm thấy thoải mái trong những ngày đèn đỏ; phụ huynh nên thực hiện những việc dưới đây:

  • Cho bé uống trà gừng để giúp làm giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt của nữ giới.
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi vào thực đơn hàng ngày của bé. Ví dụ như cải xoăn, cải bó xôi, các loại đậu, sữa chua; các loại hạt dinh dưỡng, phô mai, sữa tươi, cá hồi, đậu nành…
  • Thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chẳng hạn như cam, bưởi, quả việt quất, bí ngô, cà chua, ớt chuông, dâu tây, củ dền, bắp cải tím, cải xoăn, cải bó xôi, các loại quả mọng…
  • Nha đam giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định thông qua việc điều hòa các nội tiết tố sinh dục nữ. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, các mẹ nên cho bé uống nước ép nha đam kết hợp với một chút mật ong.

Mặc quần áo rộng rãi

Chọn mặc quần áo rộng rãi là một trong những yếu quan trọng; giúp các bé có thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong suốt ngày “đèn đỏ”. Điều này là do các trang phục rộng rãi, thoải mái sẽ giúp cho vùng bụng của bé không bị đè nén, siết chặt.

Do đó, trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, các mẹ nên cho các con mặc những bộ váy dáng suông hoặc các chiếc quần rộng rãi, thoải mái. Không nên cho con mặc những bộ quần áo bó sát, chật chội. Bởi chúng có thể khiến bụng của bé bị siết chặt, gây ra cảm giác khó chịu cho bé.

Mong rằng qua bài viết trên đây, các bé gái có thể biết được cách thay băng vệ sinh khi ở trường đúng cách và đảm bảo vệ sinh. Từ đó trải qua những ngày đèn đỏ thoải mái nhất có thể. 

Cập nhật lần cuối : 18-02- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được?

Sản phụ khoa

| 20 Tháng Mười Hai, 2022

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được? Là một trong những câu hỏi được rất nhiều...

Quần lót nữ dính chất nhờn có ảnh hưởng gì không? 

Sức Khỏe Sinh Sản

| 8 Tháng Tám, 2022

Quần lót nữ dính chất nhờn do nguyên nhân gì ? nó gây ảnh hưởng gì và cách khắc phục thế...

Vùng kín có mảng bám màu trắng là bị bệnh gì ?

Sức Khỏe Sinh Sản

| 5 Tháng Tám, 2022

Vùng kín có mảng bám màu trắng là biểu hiện bất thường mà chị em không được chủ quan....

Máu báo thai có vón cục không ?

Sức Khỏe Sinh Sản

| 3 Tháng Tám, 2022

Máu báo thai có vón cục không? Đây là những câu hỏi mà những người mẹ tương lai cần phải...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã