Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Tham vấn y khoa: Ngày đăng: 12-01- 2022

mạng xã hội

Siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ? Theo dõi bài viết sau để có cái nhìn rõ nhất về điểm tốt và không tốt của phương pháp này.

Siêu âm 4D là kỹ thuật hiện đại giúp mẹ bầu có thể quan sát được thai nhi trong bụng. Đồng thời cũng giúp các bác sĩ phát hiện những biến chứng bất thường sức khỏe của thai nhi; để có biện pháp khắc phục sớm nhất. Tuy nhiên, siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ? là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Siêu âm 4D là gì ?

Siêu âm 4D là phương pháp siêu âm tiên tiến; giúp thu thập hình ảnh chuyển động của thai nhi ở trong bụng mẹ. Đây là kỹ thuật hiện đại, phát triển dựa trên siêu âm 2D và 3D trước đây; nhưng có nhiều điểm vượt trội hơn. Ngoài ra, đây được xếp vào nhóm xét nghiệm không xâm lấn an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.

Siêu âm 4D là gì ? phương pháp siêu âm này có tốt không ?

Siêu âm 4D là gì ? phương pháp siêu âm này có tốt không ?

Kỹ thuật siêu âm 4D không chỉ đưa ra hình ảnh tĩnh của thai nhi như các phương pháp siêu âm khác. Mà nó là chuỗi hình ảnh chuyển động của bé từ trong bụng mẹ. Có thể thấy từng cử chỉ của thai nhi và lưu lại những khoảnh khắc này.

Thông thường, siêu âm 4d được chỉ định để thực hiện ở thời điểm nhất định. Nhằm phát hiện sớm các bất thường, tình trạng phát triển và sàng lọc dị tật ở thai nhi. 

Khác với siêu âm 2D và 3D, siêu âm 4D xây dựng trên cơ sở công nghệ quét 3D và thêm 1 chiều nữa là chiều thời gian. Cho phép ghi lại tất cả hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ trong thời gian thực. Đồng thời bác sĩ cũng dựa vào kết quả hình ảnh mà phát hiện kịp thời những bất thường. Để đưa ra phương hướng xử lý tốt nhất; đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Siêu âm 4d có tốt không ?

Siêu âm là phương pháp giúp quan sát các hình ảnh chuyển động của thai nhi. Nhờ đó mà mẹ có thể nhìn và nắm được sự phát triển của em bé trong bụng.

Lợi ích khi siêu âm 4D còn là phương pháp tính ngày dự sinh chuẩn xác nhất trong thời điểm hiện tại. Trong những trường hợp thai phụ quên kỳ kinh nguyệt; các bác sĩ thường chỉ định siêu âm 4D để dự đoán ngày dự sinh chuẩn.

Hình ảnh siêu âm được hình thành hoàn toàn bằng cách sử dụng các sóng âm thanh, máy gửi sóng âm thanh thông qua cơ thể và phản xạ trở lại, biến đổi thành một hình ảnh hiển thị trên màn hình quan sát. 

Các bác sĩ sẽ bôi gel dành cho siêu âm lên bụng của mẹ bầu. Sau đó đầu máy siêu âm được quét qua quét lại; đến khi thấy bào thai và nhau thai được hiển thị lên trên màn hình.

Siêu âm 4D được phát triển dựa trên siêu âm 2D và siêu âm 3D. Kế thừa các điểm mạnh của công nghệ và phát triển những yếu tố vượt trội hơn. Nên nó an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nếu được thực hiện đúng cách tại các cơ sở uy tín.

Siêu âm 4d nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không

Siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ? là băn khoăn của không ít mẹ bầu. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định siêu âm 4D ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Các tần số sóng từ của các máy siêu âm 4D hiện nay khoảng 1.5 M Hertz đến 60 M Hertz. Vì vậy, siêu âm 4D không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và mẹ; do cường độ sóng âm rất thấp, đảm bảo an toàn khi siêu âm.

Siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Tuy nhiên, thai phụ cũng không nên lạm dụng và siêu âm 4D nhiều lần mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Có những vùng trên cơ thể cả mẹ và bé nhạy cảm với sóng siêu âm như mắt, tuyến sinh dục.

Đặc biệt là khi thai dưới 8 tuần, các tổ chức thai đang được sắp xếp thì càng phải cẩn thận; phòng tránh bất kỳ ảnh hưởng nào đến bé. Siêu âm không gây hại cho bé cũng không gây cảm giác đau đớn; nhưng sẽ có sự khó chịu nhất định khi mẹ thực hiện siêu âm liên tục nhiều lần. Không những thế, siêu âm 4D nhiều còn ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ; bởi khi đó bé chưa có sự phát triển rõ rệt khiến mẹ lo lắng.

Tốt nhất, trong 2 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và chưa nên thực hiện siêu âm sớm.

Sử dụng siêu âm 4D cũng tốn mức chi phí nhất định. Vì thế, việc siêu âm quá nhiều sẽ khiến các mẹ mất một quản khá lớn; mà không đem lại kết quả khác biệt giữa các lần siêu âm.

Lựa chọn địa chỉ chăm sóc thai sản và siêu âm thai để chẩn đoán dị tật thai nhi sớm và chính xác là hết sức quan trọng. Việc siêu âm thai đúng thời điểm, định kỳ để sớm phát hiện các dị tật thai nhi. Từ đó có biện pháp theo dõi, xử trí thích hợp (thậm chí là quyết định đình chỉ thai nghén).

Hiệu quả của phương pháp siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ; khả năng phân tích của bác sĩ, cũng như trang thiết bị hiện đại.

Nên đi siêu âm 4d ở tuần thứ mấy thì tốt”

Thời điểm siêu âm 4D có thể được thực hiện trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, có 3 mốc nên siêu âm 4D vào tuần thứ 12, 22 và 30 của thai kỳ. Trong đó, siêu âm 4D phải được thực hiện khi thai được 22 tuần.

Nên đi siêu âm 4D ở tuần thứ mấy ?

Nên đi siêu âm 4D ở tuần thứ mấy ?

Siêu âm 4D tuần 12

12 tuần là cột mốc quan trọng đầu tiên, vì đây là thời điểm duy nhất bác sĩ có thể đo độ mờ da gáy của thai nhi. Thời gian tốt nhất để đo độ mờ da gáy là 11-14 tuần. Tuy nhiên, các bác sĩ thường chỉ định thai phụ khám thai ở tuần thứ 12; để kiểm tra nhiều chỉ số quan trọng khác.

Siêu âm 4D tuần 22

Bước siêu âm ở tuần thứ 22 của thai kỳ là mốc bắt buộc để áp dụng phương pháp 3D hoặc 4D. Bởi chỉ có siêu âm 3D mới có thể giúp bác sĩ quan sát được hình dáng hoàn chỉnh của thai nhi.

Có rất nhiều dị tật thai nhi có thể phát hiện trong giai đoạn 21 – 24 tuần thông qua siêu âm. Hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, dị dạng cơ quan, dị dạng nội tạng, não phát triển bất thường… đều là những dị tật có thể phát hiện thông qua siêu âm 3 chiều không gian.

Siêu âm 3D cũng là kỹ thuật siêu âm 3 chiều không gian. Nhưng nhìn chung các bệnh viện đều chọn siêu âm 4D; bởi phương pháp này hiển thị thêm 1 chiều thời gian.

Siêu âm 4D tuần thứ 30

Mốc siêu âm 30 tuần, hay mốc 30 – 32 tuần là mốc phát hiện các bất thường muộn. Một số bào thai không hiển thị dị tật ở giai đoạn trước; nhưng sẽ biểu hiện vào giai đoạn sau. Những dị tật như hệ tiêu hóa bất thường, khiếm khuyết não; bất thường động mạch sẽ được phát hiện vào thời điểm này. 

Đây cũng là thời điểm nhiều gia đình lựa chọn siêu âm 4D để ghi lại những hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ. Dù siêu âm 3D hay 4D đều được phát triển từ công nghệ siêu âm 3D. Nhưng nếu bố mẹ muốn ghi lại kỷ niệm thì chỉ có siêu âm 4D mới làm được.

Vào những thời điểm quan trọng này, việc siêu âm cần được hướng dẫn đúng cách; để giúp việc chẩn đoán đạt độ chính xác cao nhất. Siêu âm màu có thể phát hiện nhiều dị tật: thần kinh, não, gan, tim, thận, cột sống, chân tay, răng hàm mặt…

Đối với một số bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh quá nghiêm trọng không thể thực hiện được. Biện pháp khắc phục hậu quả, phá thai (nạo thai) có thể là một biện pháp được thực hiện. Vì em bé không thể phát triển bình thường sau khi sinh.

Lưu ý gì khi siêu âm 4D

Nhiều mẹ bầu vẫn băn khoăn và lo siêu âm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ có thể yên tâm là siêu âm 4D chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh có hại cho bé. Để có được kết quả siêu âm 4D chính xác, giúp sàng lọc được một số dị tật ở bé thì mẹ bầu cần lưu ý:

  • Trước khi siêu âm nên đi tiểu hết để có thể quan sát bé được tốt nhất.
  • Mẹ bầu không cần 2 quá lo lắng đến lượng thức ăn hay phải nhịn ăn. Vì nó không ảnh hưởng đến kết quả siêu âm 4D. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đi siêu âm có nên ăn không. 
  • Hạn chế các đồ uống có gas, cafe, nước trái cây, rượu bia; bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.

Trên đây là những thông tin bổ ích giúp giải đáp vấn đề cho mẹ bầu về siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Cập nhật lần cuối : 12-01- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?

Sản phụ khoa

| 22 Tháng Mười Hai, 2022

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp mẹ nhận biết mang...

Siêu âm 2d có biết cân nặng thai nhi không ?

Siêu âm

| 10 Tháng Một, 2022

Siêu âm 2D có biết cân nặng thai nhi không ? khiến các mẹ rất băn khoăn; nhất là khi muốn kiểm...

Siêu âm thấy nước ối đục là vì sao và có gây nguy hiểm không ?

Siêu âm

| 8 Tháng Một, 2022

Siêu âm thấy nước ối đục khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng. Hãy cùng đi giải đáp vấn...

Bà bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không ?

Siêu âm

| 7 Tháng Một, 2022

Bà bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không ? người mẹ nào cũng muốn thấy con mình...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã