Thắt ống dẫn trứng có tháo được không là thắc mắc của không ít phụ nữ khi lựa chọn phương pháp này để phòng tránh mang thai. Đây là biện pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả gần như vĩnh viễn. Tuy nhiên, một số người sau khi thắt ống dẫn trứng thương băn khoăn không biết có tháo được không.
Cùng các bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.Bài viết được tham vấn bởi các chuyên gia đến từ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế.
Thắt ống dẫn trứng là gì?
Thắt ống dẫn trứng hay còn gọi là triệt sản nữ là phương pháp tránh thai hiệu quả lâu dài nhất, thậm chí là vĩnh viễn. Dựa trên nguyên lý thụ thai, thắt ống dẫn trứng ra đời với vai trò ngăn không cho tế bào trứng hoặc tinh trùng di chuyển và gặp nhau qua vòi trứng.
Phương pháp này k gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, ngay sau khi sinh con hoặc kết hợp cùng một thủ thuật phẫu thuật ổ bụng khác.
Đặc biệt, thắt ống dẫn trứng không gây ảnh hưởng đến hormone và làm mất sự nữ tính của chị em, cũng không gây tăng cân hay phát triển lông mặt như một số phương pháp tránh thai khác. Ngoài ra, thắt ống dẫn trứng không gây ảnh hưởng đến sự ham muốn mà còn có khả năng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng hiệu quả.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:
- Không đem lại hiệu quả tránh thai 100% mà vẫn có một số ít trường hợp mang thai dù số lượng rất hiếm.
- Nếu thủ thuật thắt ống dẫn trứng thất bại, nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất cao.
- Khó có thể khôi phục lại khả năng sinh sản như ban đầu.
- Một số trường hợp cần phẫu thuật vi phẫu để nối ống dẫn trứng nhưng không phải lúc nào cũng có kết quả như mong muốn.
- Phương pháp tránh thai này không có tác dụng bảo vệ phụ nữ tránh khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Thắt ống dẫn trứng là thủ thuật trên bụng cần được gây tê tủy sống hoặc gây mệt nên nó có thể gây ra một số rủi ro như: tổn thương ruột, vàng quang hoặc các mạch hớn, phản ứng với thuốc tê, thuốc gây mê. Có thể xuất hiện vết thương hoặc nhiễm trùng.Tồn tại những vết tích của phẫu thuật vùng xương chậu hoặc vùng bụng
Thắt ống dẫn trứng có tháo được không?
Vì một số lý do, phụ nữ có nhu cầu sinh con sau khi thắt ống dẫn trứng. Tuy nhiên, thủ thuật tháo nút thắt này khá phức tạp vì khi thực hiện thắt ống dẫn trứng, bác sĩ đồng thời cắt đôi ống dẫn trứng. Do đó, không chỉ cần tháo mà còn phải khôi phục được ống dẫn trứng và cần tiến hành phẫu thuật vi phẫu nối ống dẫn trứng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn.
Vậy thắt ống dẫn trứng có tháo được không? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tháo nút thắt ống dẫn trứng hay còn gọi là tái thông vòi trứng.
- Điều này có thể thực hiện được bằng cách phẫu thuật nội soi hoặc vi phẫu. những phương pháp này sẽ giúp vòi trứng được nối liền lại với nhau và tạo điều kiện cho việc mang thai trở lại.
- Nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện tháo nút thắt ống dẫn trứng vì phải xem xét tổng quát các vấn đề để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Thông thường, phụ nữ trong độ tuổi dưới 40 sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn lên đến 80%.
- Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố về sức khỏe buồng trứng, chiều dài vòi trứng cũng như tiền sử ngoại sản để đảm bảo an toàn khi thực hiện. Trường hợp chị em thực hiện những ca phẫu thuật tương tự như vậy trước đó thì cần thận trọng vì nhiều trường hợp có thể xuất hiện các mô sẹo sau khi tháo nút thắt.
Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, những trường hợp ống dẫn trứng chỉ bị cắt một phần nhỏ hoặc được thắt bằng vòng thì khi tháo nút thắt sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao hơn. Thắt ống dẫn trứng có tháo được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng điều này còn vào sức khỏe của chị em.
Quy trình thông ống dẫn trứng diễn ra như thế nào?
Một số người không biết tháo nút thắt ống dẫn trứng thực hiện như thế nào nên vẫn còn lo lắng. Theo đó, chị em nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín trước khi phẫu thuật để các bác sĩ có thể đánh giá chính xác thông qua một số bài kiểm tra.
Đây là ca phẫu thuật hoặc tiểu phẫu tháo nút thắt phức tạo nên chị em cần chọn cơ sở y tế chất lượng, các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để quá trình này được diễn ra một cách an toàn, hiệu quả. Dưới đây là quy trình thông ống dẫn trứng chuẩn:
Thăm khám trước phẫu thuật
Để cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, bác sĩ sẽ chỉ định cả hai vợ chồng tiến hành kiểm tra sức khỏe để đánh giá khả năng mai thai lại sau khi tháo nút thắt vòi trứng. Các chỉ định kiểm tra sức khỏe bao gồm:
- Xét nghiệm máu, đánh giá sức khỏe buồng trứng bằng phương pháp siêu âm.
- Kiểm tra chiều dài và chức năng của phần ống dẫn trứng còn lại bằng cách chụp X-quang HSG.
- Đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng người chồng.
Thực hiện tái thông ống dẫn trứng
Theo các chuyên gia Sản khoa, thủ thuật thông ống dẫn trứng khá phức tạp vì vòi trứng có đường kính nhỏ chưa đến 2mm. Vì vậy, thủ thuật này bắt buộc phải đến các bệnh viện lớn, uy tín do các bác sĩ đầu ngành trực tiếp thực hiện
- Trước tiên người bệnh sẽ được gây mê hoàn toàn vì một ca phẫu thuật thông ống dẫn trứng sẽ diễn ra khoảng 2-3 tiếng đồng hồ.
- Các bác sĩ sẽ luồn vào rốn của chị em thiết bị nội soi. thao tác này giúp bác sĩ dễ dàng quan sát toàn bộ ống dẫn trứng ở trong khu vực xương chậu, dựa vào đó mới có thể đưa ra kết luận có quyết định tháo nút thắt ống dẫn trứng hay không.
- Trong trường hợp vòi trứng của chị em có khả năng phục hồi cao, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ gần lông u tại vùng kín, đường rạch này còn được gọi là đường cắt bikini.
- Kính hiển vi được gắn ở đầu ống nội soi nên bác sĩ sẽ dễ dàng thao tác tháo dụng cụ thắt ống trứng ra rồi thực hiện mũi khâu siêu nhỏ để nối các đầu của ống dẫn trứng lại với nhau.
Phục hồi sau phẫu thuật tái thông ống dẫn trứng
Tùy vào phương pháp thực hiện được sử dụng khi tái thông ống dẫn trứng mà mỗi ca phẫu thuật sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Phẫu thuật tháo nút thắt ống dẫn trứng được đánh giá là một trong những phẫu thuật trong ổ bụng phức tạp nhất, thời gian thực hiện lâu nhất nên để có thể nhanh hồi phục thì chị em cần có chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt.
Sau phẫu thuật chị em cần ở lại cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe và nghỉ ngơi khoảng 4 tiếng, không cần nằm viện qua đêm nhưng cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe hồi phục nhanh chóng:
- Hạn chế quan hệ tình dục và làm việc nặng như bê vác các đồ vật trong tối thiểu hai tuần sau khi thực hiện nối ống dẫn trứng.
- Thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo vết mổ không nhiễm trùng, phục hồi tốt.
- Nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: sốt cao, ngất xỉu, đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo…
Những biến chứng có thể gặp phải khi tái thông ống dẫn trứng
Bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng có thể để lại một số biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tháo nút ống dẫn trứng ghi nhận rất ít trường hợp gặp vấn đề nhưng chị em cũng không nên chủ quan. Nếu gặp một số dấu hiệu sau cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời:
- Xuất huyết vùng ổ bụng.
- Xuất hiện tổn thương và nhiễm trùng ở các cơ quan lân cận ống dẫn trứng.
- Nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Tắc ống dẫn trứng do các mô sẹo.
- Cơ thể không tiếp nhận thuốc gây mê.
Đây là phẫu thuật phức tạp và có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu như không thực hiện tại cơ sở uy tín. Một số trường hợp nối lại được ống dẫn trứng nhưng chức năng hoạt động không còn được như trước. Do đó, nếu các chị em nào chưa chắc chắn về quyết định không muốn có con nữa hoặc chỉ muốn tránh thai tạm thời thì không nên dùng phương pháp này.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắt ống dẫn trứng có tháo được không. Ngoài ra, nếu như còn vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0338.12.14.12 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.