Bà bầu bị tê đầu ngón tay có sao không ? nguyên nhân đến từ đâu ? giải pháp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng tê tay khi mang thai thế nào.
Hiện tượng tê đầu ngón tay ở bà bầu là một trong những triệu chứng khá phổ biến; đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Hãy cùng bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã tìm hiểu vấn đề này thông qua nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Hiện tượng tê tay khi mang thai
Khi mang thai cơ thể bà bầu sẽ gặp nhiều thay đổi từ cân nặng, vóc dáng, thói quen sinh hoạt,… Trong đó tê tay là một trong những hiện tượng không hề hiếm gặp.
Những triệu chứng tê tay ở bà bầu có thể xuất hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng rất ít xảy ra. Nếu có thì chỉ là những biểu hiện nhẹ, thoáng qua rồi nhanh chóng biến mất. Thực tế, phần lớn hiện tượng tê tay khi mang thai này chỉ xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Thông thường, các dấu hiệu của chứng tê tay khá nhẹ; thường chỉ là những cơn tê râm ran giống như bị kim châm vào tay hay kiến bò ở đầu ngón tay. Nhưng đôi khi lại kèm theo cảm giác nóng, đau nhức, bứt rứt khó chịu; hoặc mất cảm giác ở các vị trí thường bị tê.
Những biểu hiện này thường xuất hiện ở cả bàn tay, ngón tay, cổ tay. Thậm chí có thể lan đến cổ chân, đùi, hông và thắt lưng.
Hiện tượng này thường xuất hiện khi bà bầu cầm nắm dụng cụ quá lâu hoặc khi vừa mới ngủ dậy. Ngoài ra, bà bầu bị tê tay chân còn có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác không phải tay; như chân, lưỡi, mặt, bụng,…
Nguyên nhân khiến bà bầu bị tê đầu ngón tay
Hiện tượng tê tay ở bà bầu khi mang thai khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này;, trong đó những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
Tăng cân
Khi mang thai cơ thể bà bầu thường tăng cân, nhất là những mẹ tăng cân nhanh; khiến cho các mạch máu bị chèn ép, kém lưu thông. Từ đó, gây nên hiện tượng tê tay.
Thiếu vitamin và khoáng chất
Khi mang thai nếu cơ thể bị thiếu các loại vitamin và khoáng chất như magie, canxi, axit folic; hay các loại vitamin như B1, B2… Sẽ khiến sức đề kháng sẽ suy giảm, máu lưu thông kém hoặc thiếu máu; dẫn đến việc bà bầu bị tê mỏi chân tay.
Ít vận động khiến bà bầu bị tê đầu ngón tay
Đây là một nguyên nhân gây tê tay khá phổ biến ở bà bầu. Vì khi bà bầu lười vận động, di chuyển; sẽ khiến máu lưu thông khó khăn hơn.
Lúc này, các vùng ngoại vi như tay sẽ không được cung cấp đủ lượng máu và khiến cho tình trạng tê tay sẽ xuất hiện. Đồng thời bà bầu ít vận động còn có nguy cơ khó sinh hơn bình thường.
Thay đổi nội tiết tố
Vào khoảng những tháng cuối thai kỳ cơ thể bà bầu sẽ tiết ra hormone Relaxin. Nó có tác dụng làm mềm khung xương chậu và khớp để việc sinh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, hormone này còn tác động lên nhiều khớp xương khác trên cơ thể; khiến các khớp bị nới lỏng. Vì vậy, việc di chuyển mẹ mang thai cũng trở nên khó khăn hơn. Quá trình nới lỏng khớp này chính là nguyên nhân gây ra tê chân tay.
Hội chứng ống cổ tay
Tình trạng này thường xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở cổ tay; khiến cho dây thần kinh chạy xuống bàn tay và ngón tay bị chèn ép. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa ran và tê tay.
Điều này cũng khiến khả năng cầm nắm đồ vật của bà bầu trở nên yếu hơn. Cũng như khiến chị em gặp khó khăn khi di chuyển ngón tay như bình thường.
Lượng máu trong cơ thể tăng
Khi mang thai lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng lên đến 50%. Điều này cũng khiến cho các dây thần kinh ở cánh tay chịu áp lực lớn; dẫn đến tê mỏi và đau cánh tay, ngón tay, bàn tay.
Thiếu máu, huyết áp thấp
Nếu bà bầu bị huyết áp thấp cũng làm giảm lưu lượng máu qua các chi. Khi đó, các mô cơ ở tay không được cung cấp đủ máu trong thời gian dài. Các sợi thần kinh sẽ phản ứng lại qua các triệu chứng tê tay, ngứa ran ngón tay; khiến bà bầu bị tê cứng ngón tay.
Do bệnh lý
Tình trạng tê tay khi mang thai sẽ xảy ra thường xuyên hơn ở các bà bầu mắc một số bệnh lý như:
- Tiểu đường, béo phì, mỡ máu tăng cao.
- Rối loạn thần kinh.
- Thiếu máu, hạ đường huyết.
- Các bệnh lý về bắp thịt
Bà bầu bị tê đầu ngón tay có sao không ?
Trên thực tế hiện tượng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến; có thể coi nó là một triệu chứng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. Vì tình trạng tê tay khi mang thai này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tự khỏi.
Nhưng nếu bà bầu thấy tình trạng tê tay kéo dài 3-4 tháng; kèm cảm giác đau nhức, khó chịu, hoa mắt, không thể nhấc nổi tay, co cơ,… thì bà bầu cần phải đi khám ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Vì hiện tượng đau tay lúc này không chỉ khiến cho bà bầu khó chịu; mà còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí mất ngủ, nhất là vào ban đêm. Khiến cơ thể mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mà đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đang mắc phải căn bệnh nào đó. Những bệnh lý này nếu không được xử lý kịp thời, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Mà còn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Giải pháp cho bà bầu bị tê đầu ngón tay
Để khắc phục tình trạng tê tay, bà bầu có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:
Luyện tập xoa bóp
Việc bà bầu xoa bóp các đầu ngón tay và bàn tay sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó, làm giảm tình trạng tê ngón tay. Nhưng cần chú ý là xoa bóp với tần suất phù hợp, không được lạm dụng. Vì có thể làm ảnh hưởng đến xương khớp khi mang thai.
Cách thực hiện
- Dùng tay còn lại nắm lấy cổ tay và xoa bóp theo chuyển động tròn.
- Tiếp đến là cần nhẹ nhàng duỗi thẳng tay và cánh tay bị tê. Cần cố gắng không thực hiện quá sức để tránh làm tổn thương ống cổ tay.
- Bà bầu có thể nhờ người thân nhẹ nhàng xoa bóp bàn tay và cổ tay; di chuyển về phía nách, sau đó tiến dần đến vai, cổ và lưng.
Bấm huyệt nội quan
Cách này không chỉ giúp bà bầu cải thiện tình trạng tê tay; mà còn có khả năng giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc và tinh thần thoải mái hơn.
Cách thực hiện
- Đầu tiên chụm 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út) lại với nhau và đặt chúng nằm ngang trên đầu cổ tay.
- Huyệt này sẽ nằm ở giữa cổ tay, ở vị trí mà ngón cái cảm nhận được 2 gân lớn.
- Nhấn mạnh điểm này khoảng 10 giây rồi từ từ thả ra và lặp lại lần nữa với tay còn lại.
Sử dụng thảo mộc
Một số loại thảo mộc không chỉ giúp bà bầu thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm. Nhưng bà bầu cần lưu ý là vào buổi tối không uống quá 1 tách. Vì nếu uống quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ.
Và trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn và lựa chọn được loại thảo mộc phù hợp.
Ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bà bầu bị tê đầu ngón tay
Để có thể ngăn ngừa và hạn chế tình trạng tê tay khi mang thai; bà bầu có thể áp dụng những biện pháp sau:
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Canxi, axit folic, vitamin B21, C, D, kẽm,… đều là những chất rất cần thiết trong thai kỳ. Để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể cần đúng liều lượng như sau:
- Canxi 800-1000mg/ngày
- Acid folic 400mcg/ngày
- Vitamin A 800 mcg/ngày
- Vitamin D10mcg/ngày
- Vitamin B21,4mg/ngày
- Vitamin C 80mg/ngày
- Kẽm 15mg/ngày
- …..
Bên cạnh đó, các thực phẩm như: trứng, sữa, rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc,… đều là nguồn cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cả mẹ và bé.
Thường xuyên tập thể dục
Việc tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp bà bầu lưu thông khí huyết; giảm cứng khớp và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Các bài tập nhẹ nhàng mà bà bầu có thể áp dụng như: đi bộ, các bài tập kéo cơ, thắt lưng, tay hay yoga,…..
Bà bầu cũng có thể áp dụng bằng cách massage tay. Bà bầu nên dành 30 phút mỗi ngày để thư giãn cơ thể với những động tác massage nhẹ nhàng.
Thay đổi tư thế phù hợp
Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng tê tay, bà bầu nên thay đổi tư thế nằm, ngồi thường xuyên; để tránh máu bị tắc nghẽn dẫn đến tê tay.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Nếu ngủ sai tư thế hoặc có thói quen dùng tay gối đầu sẽ khiến bà bầu bị tê tay. Nhất là khi mới ngủ dậy do lượng máu chưa lưu thông ổn định.
Do đó, bà bầu nên tập nằm nghiêng sang bên trái, thường xuyên thay đổi tư thế, kê chân cao trong lúc ngủ; như vậy có thể vừa giúp giảm tê nhức, vừa giảm phù. Đồng thời, nên lựa chọn nằm giường mềm, kê nhiều gối; để vừa có cảm giác thoải mái khi thay đổi tư thế, vừa an toàn cho thai nhi
Chườm lạnh
Bà bầy cũng có thể áp dụng cách này để cải thiện tình trạng tê tay. Nhưng cần lưu ý là chỉ chườm trong khoảng thời gian nhất định (khoảng 7 – 10 phút mỗi lần), không nên thực hiện nhiều.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh vấn đề bà bầu bị tê đầu ngón tay có nguy hiểm không ? hy vong qua bài viết này đã cung cấp cho các mẹ bầu có thêm được những thông tin hữu ích; để trải qua một thai kỳ khỏe mạnh.