Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không ? Các mẹ bầu nên tìm hiểu dõ hơnvề vấn đề này, để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh nhất nhé.
Hiện tượng phù chân là tình trạng phổ biến thường gặp ở bà bầu; đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Phù chân hay còn gọi là xuống máu chân không những gây ra những bất tiện và khó khăn cho bà bầu. Mà đây còn là dấu hiệu của chứng tiền sản giật gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề có bầu bị xuống máu chân sớm có sao không ? ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi.
Bị xuống máu chân khi mang thai là như thế nào
Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi; do hormone và sự phát triển của thai nhi tác động lên. Vì vậy, thường xuất hiện những hiện tượng bất thường khiến cho chị em cảm thấy khó chịu.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều chị em xuất hiện hiện tượng phù chân hay còn gọi là xuống máu chân. Tình trạng bàn chân bị phù nề mang lại không ít bất tiện cho chị em. Cùng với những cơn đau từ chuột rút, giãn tĩnh mạch âm hộ, đau vùng chậu… khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức khó chịu và cơ thể mệt mỏi.
Xuống máu chân là tình trạng chân bị phù nề, to hơn bình thường nhiều và có máu đỏ thẫm. Tình trạng này thường dễ thấy nhất ở phần cổ chân trở xuống bàn chân. Tuy không khiến chị em đau đớn không thể chịu được; nhưng gây cảm giác không thoải mái, bất tiện.
Phù chân có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; do cơ địa mỗi người khác nhau. Có thể nó sẽ xuất hiện từ rất sớm hoặc rất muộn. Có người gặp tình trạng xuống máu chân nặng; nhưng có người cũng sẽ không bị phù nề chân trong thời kỳ mang thai.
Hầu như đến 70% phụ nữ mang thai gặp tình trạng phù chân vào tam cá nguyệt thứ 3. Do sự tăng nhanh về trọng lượng của thai nhi tạo sức ép lên các tĩnh mạch; khiến máu lưu thông khó khăn đẩy xuống phần chân gây hiện tượng phù nề.
Theo như bác sĩ Huế thì bàn chân là nơi dễ bị phù nề vì cách xa tim nhất. Máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng sẽ mất thời gian lâu hơn; nên dẫn đến tích tụ chất lỏng ở chân quá mức xuất hiện phù nề. Hiện tượng này không phải quá nguy hiểm với mẹ bầu nhưng khiến việc đi lại bất tiện; không thoải mái và khó tìm được giày dép có cỡ vừa với chân.
Đặc biệt phụ nữ mang thai lần đầu thường bị suy tĩnh mạch dẫn đến chân nặng, sưng phù hoặc giãn tĩnh mạch. Làm cho sự gia tăng lượng máu và nồng độ hormone tăng cao hơn nhiều lần so với bình thường
Nguyên nhân gây xuống máu chân ở bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai gặp tình trạng xuống máu chân ở phụ nữ. Trong đó có những nguyên nhân chính và thường gặp sau:
Sự phát triển của thai nhi
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ phát triển nhanh chóng, trọng lượng của bé lớn hơn nhiều. Do đó, tử cung của mẹ bầu phải lớn hơn để có đủ chỗ trống cho thai nhi phát triển.
Tử cung lớn dần làm tăng áp lực và chèn lên tĩnh mạch chủ dưới; điều này khiến cho máu bị dồn nhiều xuống phần chân gây ra tình trạng phù nề. Thông thường bàn chân và mắt cá chân sẽ là hai vị trí dễ bị phù nhất.
Khi mang thai cơ thể của mẹ trở nên tích nước và sản xuất máu nhiều hơn bình thường; để giúp cân bằng cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển càng lớn; làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo lực ép lên tĩnh mạch vùng chậu, khiến máu khó chảy về tim.
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ
Mang thai là lúc cơ thể thai phụ có nhiều sự thay đổi bên trong. Đặc biệt sự thay đổi của hormone khiến cho mẹ bầu gặp tình trạng xuống máu chân.
Hormone thay đổi khiến cho thành mạch máu mềm hơn; làm cho tĩnh mạch gặp khó khăn trong việc vận chuyển máu, từ đó dẫn đến phù nề. Sự rối loạn nội tiết tố làm giãn thành của tĩnh mạch; góp phần vào sự ngưng trệ tuần hoàn máu về tim gây ứ đọng ở chân. Lâu dần có thể xuất hiện triệu chứng chân nặng, ngứa, chuột rút, phù nề.
Giảm hoạt động bơm máu
Một nguyên nhân phổ biến thường gặp khi bà bầu bị xuống máu chân sớm; đó là do giảm hoạt động máu ở cùng chân. Có thể do tính chất công việc khiến mẹ bầu phải đứng nhiều hoặc ngồi lâu, thói quen đi giày cao gót; hoặc bị liệt chân do tai biến mạch máu não… Tất cả đều làm cho hoạt động bơm máu bị giảm sút.
Cả trường hợp cản trở máu về tim hay hoạt động bơm máu giảm đều gây ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch chân; tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát ra ngoài gây tình trạng phù chân, xuống máu chân.
Trọng lượng cơ thể
Mẹ bầu có thể tăng từ 8 đến 12kg khi mang thai và đối với song thai có thể tăng đến 20kg. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng dồn lên chân; khiến bàn chân và mắt cá chân sưng phù. Ngoài ra hiện tượng phù nề, xuống máu chân sớm có thể do một số bệnh như: phổi tắc nghẽn mãn tính, táo bón, thiếu natri, thiếu kali…
Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân bà bầu bị xuống máu chân sớm ở trên. Tình trạng này còn đến từ những nguyên nhân chủ quan khác như: ngồi vắt chéo chân, mặc đồ quá chật, chơi các môn thể thao gây áp lực trong ổ bụng hoặc lồng ngực; làm việc nặng, đi giày cao gót, thời tiết nắng nóng, …
Nhận biết tình trạng xuống máu chân khi mang thai?
Thai phụ thường gặp tình trạng xuống máu chân trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Chị em nên chú ý tới các dấu hiệu nhận biết tình trạng xuống máu chân sớm khi mang thai; để có biện pháp xử lý tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé:
- Khuôn mặt to hơn bình thường và mi trên mắt cảm giác nặng nề.
- Kiểm tra ngón tay to lên không và bàn chân, mắt cá chân có sưng lên không. Dấu hiệu đầu gối có các đầu xương lồi lên tạo thành hố lõm.
- Dùng ngón tay ấn vào nơi có xương nằm dưới da như mắt cá chân; nếu thấy hiện tượng bị lõm xuống và lâu đầy lên thì là dấu hiệu nhận biết xuống máu chân.
- Mắt sưng, không đau, chân tay hoặc bụng có có phần sưng, phình ra hơn so với bình thường.
- Theo dõi cân nặng thường xuyên đặc biệt vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không ?
Tuy tình trạng phù chân là hiện tượng thường gặp ở trong thời kỳ mang thai. Đây có thể là những thay đổi sinh lý bình thường; nhưng cũng không ngoại trừ là biểu hiện của một vài bệnh lý nguy hiểm. VÌ thế mà chị em không nên chủ quan.
Dấu hiệu thay đổi sinh lý
Nếu tình trạng máu xuống chân do thay đổi sinh lý khi mang thai và không có những dấu hiệu khác thường nào thì không cần lo lắng. Vì đây là tình trạng bình thường không có nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé.
Hiện tượng phù chân có thể tự biến mất sau khi sinh nên chị em không cần quá lo lắng. Chỉ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng; kết hợp với nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái để cải thiện tình trạng phù nề.
Sau khi nghỉ ngơi nếu chị em thấy phù nề giảm rõ rệt và có dấu hiệu hết hoàn toàn thì có thể yên tâm. Bởi đây là chứng phù do cơ thể, sinh lý bình thường. Đối với các trường hợp mẹ bầu bị máu xuống chân không kèm theo những triệu chứng như: tăng huyết áp hoặc tiểu ra albumin; thì không có gây hại và không cần phải tiến hành điều trị.
Nhìn chung trường hợp phù chân do sinh lý không nguy hiểm cho thai nhi; cũng như có khả năng tự phục hồi. Nên chị em chỉ cần hỏi ý kiến các bác sĩ để được kiểm tra xác định nguyên nhân. Từ đó điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt cũng như chăm sóc cơ thể; để nhanh chóng khắc phục.
Dấu hiệu của bệnh lý
Trường hợp bà bầu bị xuống máu chân sớm mà sau khi nghỉ ngơi không có dấu hiệu giảm. Kèm theo những dấu hiệu bất thường như: sưng tay, sưng mắt, đau đầu, đau bụng, phù tử mắt cá chân đến toàn thân, tăng cân bất thường, buồn nôn, thị giác giảm. đau xương sườn,…
Đây rất có thể là hiện tượng bất thường do hội chứng cao huyết áp khi mang thai gây ra; hoặc cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật rất nguy hiểm. Chị em nên đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.
Tiền sản giật là hiện tượng nguy hiểm đối với cả thai phụ và thai nhi. Cần nghỉ ngơi và tiến hành nhập viện nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn; tránh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Trường hợp bị phù một bên chân, thì có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề về tĩnh mạch như huyết khối tĩnh mạch sâu.
Ngoài ra nếu tháng thứ 9 mẹ bầu xuất hiện tình trạng xuống máu chân; có thể là dấu hiệu dự báo sắp sinh mà chị em nên biết. Mẹ bầu nên chú ý hiện tượng xuống máu chân cùng các biểu hiện báo sinh sau:
- Ra nhiều dịch âm đạo.
- Bụng tụt xuống sâu.
- Xuất hiện cơn gò bụng dưới tần suất nhiều.
- Xương chậu có cảm giác mở rộng.
- Vỡ ối.
Thai phụ nên theo dõi kỹ các biểu hiện thay đổi của cơ thể và đi khám thai định kỳ. Để phát hiện ra những thay đổi bất thường và có phương pháp điều trị sớm.
Phòng ngừa bị xuống máu chân khi mang thai bằng cách nào ?
Xuống máu chân hay còn gọi là phù chân; là hiện tượng khó tránh khỏi trong thời kỳ mang thai. Bà bầu nên có những biện pháp để cải thiện tình trạng này.
- Cung cấp đủ nguồn đạm cho cơ thể, nên ăn đủ các thực phẩm giàu protein chất lượng cao như cá, tôm, trứng, sữa,… Bổ sung sắt từ các thực phẩm như gan động vật từ 2 đến 3 lần/ tuần.
- Hạn chế ăn thực phẩm mặn, nhiều gia vị, vì nó áp lực lên thận. Lựa chọn thức ăn dễ tiêu tránh đầy hơi.
- Không đứng một chỗ hoặc ngồi quá lâu, hạn chế ngồi vắt chéo chân.
- Nên kê cao gối để máu có thể lưu thông dễ dàng; giảm áp lực lên tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về bên trái. Có thể đặt một chiếc gối dưới chân để mát xa và tránh phù nề.
- Mặc quần áo thoải mái, tránh mặc đồ bó sát để không cản trở máu lưu thông. Không mang giày hoặc dép chật; vì dễ khiến cho bà bầu dễ bị viêm kẽ chân, chai, sần. Không nên mang giày cao gót, vì độ cao của giày ảnh hưởng tới xương; làm mất cân bằng cơ thể, xương chậu bị nghiêng
- Không nhịn tiểu khiến nước tiểu trữ trong bàng quang làm tăng khả năng phù nề.
- Không nên đi tất nhiều làm cản trở máu lưu thông; đặc biệt những đôi tất bó chặt ở mắt cá chân.
- Tập luyện nhẹ nhàng và mát xa chân để tránh bị chuột rút, phù nề.
- Uống đủ nước, hạn chế sử dụng trà, cafe để tránh tích nước trong cơ thể.
Qua những chia sẻ về bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không đã giúp cho chị em có thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mình.