Đang đến kỳ kinh nguyệt có đi xăm được không? Có nguy hiểm không? Đây là một trong những thắc mắc của nhiều chị em khi đang có ý định đi xăm hình. Vào ngày kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ thường nhạy cảm hơn và cần được chăm sóc đặc biệt. Vì vậy, mọi hoạt động hoặc các yếu tố tác động lúc này cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe phái đẹp.
Cùng các chuyên gia đến từ Phòng khám đa khoa Y học Quốc Tế giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này qua nội dung bài viết sau.
Những cơn đau mà phụ nữ gặp phải khi đến tháng
Một số phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ phải đối mặt với những cơn đau, khó chịu, mệt mỏi do hormone prostaglandin tiết ra nhiều hơn giúp tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài. Những cơn đau mà phụ nữ gặp phải khi đến tháng cụ thể:
Đau bụng dưới
Chị em có thể phải chịu những cơn đau bụng âm ỉ, đau thắt lưng, đầy bụng. Thậm chí một số người khi đến tháng còn có dấu hiệu đau dữ dội bụng dưới đến mức không để chịu được, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của chị em.
- Cơn đau bụng thường bắt đầu từ 1-2 năm sau khi có chu kỳ nguyệt san đầu tiên và các cơn đau sẽ giảm dần theo độ tuổi, đến khi phụ nữ sinh con thì giảm hẳn. Đây là do nguyên nhân nguyên phát không đáng lo ngại.
- Tùy theo cơ địa mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc nhói từng cơn. Nguyên nhân chủ yếu do tử cung co bóp gây áp lực lên các mạch máu, tiết ra prostaglandin kích hoạt cơn co thắt tử cung và đẩy thai ra ngoài. Ngoài ra, vị trí tử cung không bình thường, nằm lùi về phía sau hoặc ngả ra phía trước cũng ảnh hưởng đến máu lưu thông gây đau bụng.
- Còn đối với cơn đau nguyên phát gây ra bởi các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. Những cơn đau này thường đến sớm, trước chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn bình thường. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… cần điều trị bằng phương pháp y khoa.
Thay đổi cảm xúc, tâm lý bất thường
- Nhiều chị em thường bị chứng căng thẳng hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt do sự thay đổi của nội tiết tố. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, chỉ có mức độ biểu hiện khác nhau.
- Một số chị em dễ nổi cáu, trạng thái tình cảm thay đổi thất thường, hay sốt ruột, nôn nóng, có người còn trở nên suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi việc nặng nề hơn bình thường… Những triệu chứng này thường diễn ra khoảng 1-2 tuần cuối của chu kỳ và mất sau khi có kinh hoặc kéo dài đến hết ngày có kinh.
Đau lưng
- Mỗi khi đến tháng, ngoài đau bụng kinh thì nhiều chị em còn gặp tình trạng khó chịu như đau lưng, nhức mỏi cơ bắp, tiêu chảy do rối loạn chuyển hóa hormone.
- Thêm vào đó không ít chị em gặp nhiều phiền toái khi bị rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Mỏi cơ, khó chịu
- Trong khoảng 2-3 ngày đầu của kỳ kinh, lượng kinh xuống khá nhiều, kèm theo đó là những cơn đau bụng âm ỉ, căng tức vùng ngực, đau lưng, chóng mặt do thiếu máu. Cảm giác chung của các chị em là rất mệt mỏi và luôn khó chịu trong người.
- Tùy vào từng trường hợp mà mức độ khó chịu của mỗi người sẽ khác nhau. Nếu chị em không bị đau bụng, tức ngực thì sẽ dễ chịu hơn so với người đau quằn quại, cơ thể luôn mệt mỏi thì tâm trạng sẽ không thể vui vẻ. Cũng có những trường hợp cơ thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong ngày kinh nguyệt một cách rõ ràng nhưng vẫn cảm thấy tâm trạng khó chịu.
Đau tức ngực
- Khi xuất hiện dấu hiệu gần có kinh, chị em sẽ thấy cơ thể, đặc biệt là vùng ngực có những biểu hiện căng tức. Kích cỡ của ngực sẽ to hơn so với những ngày bình thường và kèm theo cảm giác căng cứng, đặc biệt là vùng núm ti. Trong những ngày này, bạn cần chú ý mặc áo ngực rộng hơn một chút để giúp vòng một thoải mái hơn.
- Tuy nhiên, biểu hiện căng tức ngực cũng có thể phản ánh cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin E. Vì thế, bạn cũng nên bổ sung vitamin E cho cơ thể vào những ngày hành kinh.
Đang đến kỳ kinh nguyệt có đi xăm được không?
Xăm hình là cách dùng mực xăm chuyên dụng để vẽ lên da, từ đó làm thay đổi màu da và có được hình vẽ như ý muốn. Với những cô gái có sở thích xăm hình nghệ thuật thì đây không chỉ là cách để thể hiện cá tính mà còn mang ý nghĩ về nghệ thuật mà người xăm mong muốn đạt được.
Có kinh nguyệt đi xăm được không? Bản chất của xăm nghệ thuật không có tác động hoặc ảnh hưởng gì vào sâu bên trong cơ thể trong những ngày kinh nguyệt vì khi xăm chỉ dùng kim xăm, kim tô màu và các dụng cụ scan tác động lên bề mặt da để có được hình vẽ như ý muốn.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nữ giới có kinh nguyệt không nên đi xăm do:
- Vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, chị em phải chịu những cơn đau bụng âm ỉ, đau lưng, tức ngực. Nếu đi xăm sẽ gây ra các cơn đau do kim xăm, kim tô trên da, điều này khiến chị em cảm thấy khó chịu và đau cơ thể đau nhức hơn.
- Trong quá trình xăm hình sẽ gây mất máu do kim xăm gây ra. Vì vậy, xăm hình trong ngày kinh nguyệt sẽ khiến chị em mất đi lượng máu đáng kể, cơ thể càng thêm mệt mỏi, khó chịu.
- Một trong những yếu tố khách quan khác chính là vào kỳ kinh nguyệt cảm giác mệt mỏi, đau bụng khiến chị em không chú trọng việc chăm sóc vết thương sau khi xăm, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây hỏng hình xăm cũng như nhiều biến chứng khác.
Vì vậy, ngoài những ngày hành kinh thì chị em có thể sắp xếp thời gian đi xăm vào các ngày còn lại để thoải mái nhất và đảm bảo có một hình xăm đúng ý.
Lưu ý khi đi xăm trong ngày đèn đỏ
- Chuẩn bị tinh thần chịu đau và suy nghĩ lựa chọn kích thước hình xăm, vị trí để phù hợp với khả năng chịu đựng của bản thân.
- Chọn thời gian xăm hình hợp lý.
- Tìm hiểu và lựa chọn cơ sở xăm uy tín, thợ xăm chuyên nghiệp.
- Yêu cầu các chuyên gia xăm hình thay kim và đầu mũi
- Không nên tiêm thuốc gây tê để giảm đau.
- Trước khi xăm nên ăn no, không nên nhịn đói để tránh tình trạng bị hạ huyết áp, vì quá trình xăm hình có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
Sau khi xăm hình ngày đèn đỏ, chị em cần lưu ý:
- Sử dụng nước ấm để làm sạch xung quanh vùng xăm: Trong những ngày đầu tiên sau khi xăm hình, bạn phải sử dụng nước ấm để làm dịu da và làm sạch da xung quanh vùng xăm vì khi đó hình xăm rất dễ bị tổn thương.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Sau khi xăm 3 – 4 ngày, hình xăm sẽ đóng vảy làm bạn ngứa ngáy, khó chịu. Để giảm ngứa, bạn nên thoa một chút kem dưỡng ẩm xung quanh vùng xăm để làm dịu da.
- Không đi bơi: Trong bể bơi có chứa nhiều clo, bởi vậy khi bạn đi bơi hình xăm sẽ đau rát và sưng lên. Ngoài nước bể bơi bạn cũng nên lưu ý nước tắm của mình.
- Không băng hình xăm vì điều đó sẽ làm da bị bí, làm chậm quá trình phục hồi. Nếu sợ bụi bẩn và nhiễm trùng chỉ cần mặc quần áo rộng hoặc che phủ hình xăm bằng khăn mềm và thoáng là được.
- Cần kiêng rau muống, đồ nếp, thịt và gia vị cay nóng trong ít nhất 1 tuần để vết xăm nhanh lành và không bị sẹo lồi.
Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đang đến kỳ kinh nguyệt có đi xăm được không?.Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0338.12.14.12 hoặc chọn [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết.