Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới là do đâu, xử lý thế nào ?

Tham vấn y khoa: NGUYỄN THỊ MINH TÂM Ngày đăng: 16-03- 2022

mạng xã hội

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới là hiện tượng bất thường; cảnh báo vấn đề về bàng quang, thận, niệu đạo mà chị em không nên chủ quan.

Cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin liên quan đến đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ thông qua bài viết dưới đây nhé.

Triệu chứng đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ

Hiện tượng đau buốt khi đi tiểu ở nữ là tình trạng mỗi lần đi tiểu cảm thấy ê buốt, nóng rát; đau ở vùng kín như có kim châm. Càng gần dòng nước tiểu cuối thì cảm giác bút càng rõ rệt. 

Tình trạng này có thể xuất hiện ngay từ đầu bãi tiểu nhưng một số trường hợp cũng có khi tiểu gần xong. Các triệu chứng thường gặp đi kèm với hiện tượng này:

Triệu chứng đau buốt vùng kín khi đi tiểu

Triệu chứng đau buốt vùng kín khi đi tiểu

  • Nước tiểu đục, mùi khai nồng.
  • Đi đái xong bị buốt, đau và ra máu; nước tiểu có máu hoặc có mủ.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít (tiểu rắt).
  • Đau tức bụng dưới.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ do đâu

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều chị em; đặc biệt là người đang trong độ tuổi sinh sản. Hầu hết các trường hợp đau buốt vùng kín khi đi tiểu xuất hiện sau khi quan hệ tình dục và có khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy. Đây đều là những triệu chứng bệnh lý nguy hiểm mà chị em nên đặc biệt chú ý. Cụ thể:

1. Viêm đường tiết niệu

Hệ tiết niệu trong cơ thể bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, chất điện giải để hình thành nước tiểu, các sản phẩm chuyển hóa đạm.

Nước tiểu sẽ đi qua các ống lọc ở thận và cô đặc theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Bàng quang đầy theo phản xạ các cơ thành bàng quang sẽ co thắt để gây cảm giác buồn tiểu; giải phóng nước tiểu qua niệu đạo ra ngoài.

Nước tiểu hoàn toàn vô trùng ở điều kiện thông thường. Khi xuất hiện vi khuẩn trong nước tiểu chính là bằng chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh gây ra triệu chứng khó chịu, cảm giác thường xuyên buồn tiểu và đau buốt vùng kín khi đi tiểu. Nữ giới thường dễ bị viêm đường tiết niệu do cấu tạo cơ quan sinh dục phức tạp hơn.

2. Sỏi đường tiết niệu

Các bệnh về sỏi đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo; tất cả đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ.

Sỏi được hình thành do các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có sự rối loạn về sinh lý, giảm lưu lượng nước tiểu, độ pH trong nước tiểu thay đổi, dị dạng đường tiết niệu,… khiến cho các muối khoáng hòa tan này kết tinh hình thành nhân nhỏ; sau đó sẽ lớn dần thành sỏi tiết niệu.

Khi soi đi vào trong hệ tiết niệu gây kích thích niêm mạc đường tiết niệu gây tổn thương bàng quang, niệu đạo. Từ đó khiến nữ giới đau buốt khi đi tiểu; cùng với các triệu chứng: tiểu ra mủ, đau bụng dưới, đau lưng, bí tiểu, tiểu rắt,…

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới là do đâu

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ giới là do đâu

3. Bệnh lậu

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ không loại trừ trường hợp mắc bệnh lây qua đường tình dục; mà trong số đó điển hình là bệnh lậu. Khi bị lây nhiễm vi khuẩn lậu cầu nữ giới có thể xuất hiện tình trạng đi tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần; ngứa vùng kín, khí hư bất thường ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu.

4. Viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở trong bàng quang gây ra. Đây là một bệnh phổ biến có khả năng tái phát nhiều lần trong một thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc hoặc biến chứng của các bệnh khác gây ra.

Người bệnh thường có cảm giác đau buốt vùng kín khi đi tiểu và tiểu lắt dắt; thường xuyên buồn tiểu. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp hoàn toàn có thể làm giảm biến chứng của viêm bàng quang.

5. Viêm âm đạo

Những người sau khi quan hệ thấy đau rát và tiểu buốt; kèm theo triệu chứng ngứa vùng kín, khí hư bất thường ra nhiều và có mùi khó chịu. Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên; rất có thể chị em đã bị viêm âm đạo.

Bệnh chủ yếu do thói quen vệ sinh vùng kín chưa đúng cách và sạch sẽ; hoặc quan hệ tình dục không an toàn gây ra. Nếu để kéo dài, bệnh chuyển sang mãn tính và sẽ khó khăn, tốn kém hơn trong việc điều trị.

6. Mụn rộp sinh dục

Đau rát sau khi đi tiểu là một trong nhiều triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân đều cho rằng đó chỉ là viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Thực tế, những cơn đau kèm theo những vết loét rất có thể là do mụn rộp sinh dục gây ra.

Mụn rộp sinh dục có biểu hiện là đau vùng kín; các vết loét mọc quanh âm đạo, mông, hậu môn hoặc cổ tử cung.

Đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ phải làm sao ?

Các dấu hiệu bất thường khi đi tiểu, đặc biệt là trường hợp đau buốt vùng kín; đều là những triệu chứng của các vấn đề mà chị em cần lưu ý. Người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín sớm nhất để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị sớm nhất. Tránh để bệnh kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm; ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản và đời sống sinh hoạt của chị em.

Nữ giới bị đau buốt vùng kín khi đi tiểu phải làm sao ?

Nữ giới bị đau buốt vùng kín khi đi tiểu phải làm sao ?

Đối với trường hợp đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ, khi đi khám bạn sẽ được các bác sĩ thực hiện kiểm tra, xét nghiệm để tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất để đạt hiệu quả cao và tránh tái phát nhiều lần. 

Một số lưu ý chị em cần nhớ khi bị đau buốt vùng kín khi đi tiểu

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
  • Uống đủ nước. Mỗi ngày cần uống từ 1.5 – 2l nước.
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị, không sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy hết các vi khuẩn ra khỏi âm đạo.
  •  Không mặc đồ lót quá chật. Chọn đồ lót làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Không được nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, mỗi lần đi tiểu cần cố gắng thải hết lượng nước tiểu có trong bàng quan.
  • Khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/ lần

Hy vọng với những thông tin bổ ích về đau buốt vùng kín khi đi tiểu ở nữ mà bài viết chia sẻ; đã giúp bạn biết cách xử lý và phòng tránh đúng cách. 

Cập nhật lần cuối : 16-03- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Lối sống lành mạnh, cẩm nang để sống lành mạnh hơn cho nam giới

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 28 Tháng Tám, 2023

Sức khoẻ thể chất và cả tinh thần là yếu tố rất rất quan trọng đối với mỗi người; và...

Tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 16 Tháng Tám, 2023

Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng ở người phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý...

[TOP 5] Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 7 Tháng Tư, 2023

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ y tế thăm khám phụ khoa, tuy nhiên không phải cơ sở thăm khám...

Cây chó đẻ có phá thai được không?

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 18 Tháng Ba, 2023

Cây chó đẻ có phá thai được không? Phá thai an toàn bằng cây chó đẻ được không? Đây là...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã