Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Siêu âm thấy nước ối đục là vì sao và có gây nguy hiểm không ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 08-01- 2022

mạng xã hội

Siêu âm thấy nước ối đục khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng. Hãy cùng đi giải đáp vấn đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Nước ối tham gia vào quá trình trao đổi chất ở thai nhi; đồng thời cũng giúp bảo vệ mẹ khỏi những cơn đau do thai nhi đạo. Nước ối phản ánh rất rõ tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. 

Tìm hiểu về nước ối

Trước khi giải đáp thắc mắc siêu âm thấy nước ối đục là vì sao ? Chúng ta hãy dành vài phút tìm hiểu xem nước ối là gì nhé.

Nước ối là gì?

Nước ối là một chất dịch lỏng giàu dinh dưỡng; bao bọc xung quanh thai nhi khi đã vào tử cung của mẹ. Chất dịch lỏng này được tạo thành từ máu của mẹ, thai nhi và màng ối.

Nước ối có khả năng tái tạo, trao đổi và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Thông thường, nước ối sẽ có từ ngày thứ 12 kể từ khi thụ thai thành công. Đây là một dịch luân lưu được thai nhi bài tiết từ đường tiết niệu và được bé hấp thụ bằng đường tiêu hóa.

Tìm hiểu về nước ối là gì ?

Tìm hiểu về nước ối là gì ?

Từ giai đoạn đầu của thai kỳ thì da của thai nhi đã có khả năng tiết ra nước ối cho đến tuần 20, 28. Các chất nhầy này bắt đầu xuất hiện thì đường tạo nước ối này mới chấm dứt.

Từ tuần 16, hệ tiết niệu của thai nhi bắt đầu bài tiết ra nước tiểu vào buồng ối tạo ra nước ối. Đến tuần thứ 20 thì huyết tương của thai nhi đã có thể thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp tạo nước ối. Nước ối được tái hấp thu qua da của thai nhi, dây rốn và màng ối.

Giai đoạn đầu của thai kỳ nước ối có màu trắng trong, không mùi. Thai nhi càng phát triển thì màu sắc của nước ối cũng sẽ thay đổi; do có sự tác động của nhiều chất khác nhau. 

Vai trò của nước ối

Nước ối đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể:

  • Bảo vệ thai nhi: Chất lỏng đệm giúp cho em bé tránh khỏi áp lực bên ngoài; hoạt động như một chất hấp thụ sốc để bảo vệ và che chở cho em bé.
  • Kiểm soát nhiệt độ: Chất lỏng cách nhiệt, giúp giữ ấm và duy trì nhiệt độ thường xuyên cho thai nhi.
  • Kiểm soát nhiễm trùng: Trong nước ối chứa kháng thể giúp bảo vệ em bé; tạo nên môi trường vô khuẩn trong suốt thai kỳ cho đến khi được sinh ra.
  • Phát triển hệ thống phổi và tiêu hóa: Kể từ tuần thứ 34, thai nhi sẽ hấp thụ lượng nước ối vào khoảng 300-500ml mỗi ngày. Bằng cách thở và nuốt nước ối, em bé cũng sẽ thực hành trước việc sử dụng các cơ của các hệ thống này khi chúng lớn lên.
  • Sự phát triển cơ bắp và xương: Khi em bé trôi nổi bên trong túi ối, nó có thể tự do di chuyển; nhờ đó cơ bắp và xương có cơ hội phát triển đúng cách.
  • Hỗ trợ dây rốn: Chất lỏng trong tử cung ngăn không cho dây rốn bị nén. Dây này vận chuyển thức ăn và oxy từ nhau thai đến thai nhi đang phát triển.
  • Ngoài ra, nước ối còn hỗ trợ quá trình sinh nở của người mẹ. Sau khi hiện tượng vỡ ối xảy ra; tính nhờn từ nước ối sẽ giúp bôi trơn đường sinh dục giúp mẹ dễ sinh hơn.

Nước ối như thế nào là bình thường

Nước ối đục xảy ra do sự phát triển của thai nhi khiến màu sắc của nước ối có sự thay đổi. Khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, nước ối có màu trắng trong suốt và không mùi. Tuy nhiên ở tuần 37, 38 trở về sau thì nước ối có màu trắng đục. 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nước ối bị đục là do trong nửa cuối thai kỳ, bé tiết ra nhiều chất hơn vào nước ối. Từ đó khiến cho màu sắc của nước ối thay đổi.

Mầm bệnh là chất có màu trắng sữa được hình thành khi thai được 18 tuần. Đây được coi là một loại “kem” đặc biệt; có thể bảo vệ cơ thể bé khỏi tình trạng mất nước. Trong thành phần của nó có 80% là nước, đạm, chất béo và một số chất đặc biệt khác. Do da bé tiết ra nhiều chất nên nước ối có màu đục.

Ngoài ra, còn có các tế bào chết từ da bé, tế bào chết từ hệ tiết niệu, đường tiết niệu rơi ra môi trường bên ngoài (nước ối); cũng có thể khiến nước ối chuyển sang màu trắng đục. Nước ối chứa các chất từ ​​bào thai. Thực tế, trong những tháng cuối thai kỳ; nước ối của bà bầu sẽ dần có màu như nước vo gạo.

Nếu nước ối có màu đục vì những lý do trên và nó bắt đầu xuất hiện trong vài tháng cuối của thai kỳ, thì điều này là hết sức bình thường.

Trong suốt thời gian thai nhi phát triển, nước ối chuyển dần từ màu trắng trong và trắng đục dần.Càng về sau thì nước ối đục càng nhiều hơn.

Vì thế, nếu nước ối đục vào khoảng thời gian những tháng cuối thai kỳ thì đây là một hiện tượng bình thường. Điều này thể hiện thai nhi đang phát triển khỏe mạnh; nên bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Siêu âm thấy nước ối đục có nguy hiểm không

Siêu âm thấy nước ối đục khiến nhiều thai phụ lo lắng. Tuy nhiên, để đánh giá được trường hợp này có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nguyên nhân gây ra.

Trong giai đoạn mang thai, thai nhi thải ra các chất như tế bào da chết, đường tiêu hóa, tiết niệu, niêm mạc miệc… vào trong buồng ối; chính những chất gây này đã khiến nước ối trở nên đục hơn. Đây là trường hợp bình thường bởi nó là những tế bào bong tróc ra từ các bộ phận trên cơ thể của thai nhi; chứ không phải dấu hiệu của nguy hiểm.

Siêu âm thấy nước ối đục có sao không ?

Siêu âm thấy nước ối đục có sao không ?

Trường hợp nước ối đục nguyên nhân do bị lẫn phân su của thai nhi thì mẹ bầu nên cẩn trọng. Vì thông thường phân su chỉ thải ra trước khi sinh một ngày.

Vậy nên nếu thai nhi thải ra phân su trong thời gian quá sớm thì có nghĩa là thai nhi đang bị thiếu oxy, suy thai. Đây là trường hợp nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nếu không được phát hiện và xử lý sớm.

Hiện tượng siêu âm thấy nước ối đục thường xuất hiện vào những tuần cuối của thai kỳ. Có những trường hợp mới mang thai 3 tháng đã thấy nước ối bị đục; thì có thể do chất gây thải vào buồng ối. Thai nhi càng phát triển thì mức độ bong tróc càng nhiều khiến nước ối đục.

Tuy nhiên, những trường hợp khác như nước ối nhiễm phân su gây ra tình trạng viêm phổi, bội nhiễm, nhiễm trùng phổi và nghiêm trọng hơn là bị xẹp phổi, thiếu oxy. Thai nhi có thể hít phải phân su khiến nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, những trường hợp bị sặc nước ối hoặc ngạt nước ối trước, trong hoặc sau khi sinh; đều ảnh hưởng và gây tắc nghẽn đường thở của bé. Làm sự trao đổi khí bị rối loạn và suy hô hấp nặng.

Thai nhi và nước ối có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Vì thế các bố mẹ trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể chủ quan trước tình trạng nước ối bị đục bất thường.

Một số trường hợp nước ối đục, cộng thêm việc phát hiện tim thai không bình thường; có thể gây nên hiện tượng suy thai. Điều này có thể dẫn đến việc mẹ bầu phải sinh non; ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Cách kiểm tra màu của nước ối

Nước ối là chất dịch lỏng có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Nước ối phản ánh tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé.

Vậy nên mẹ bầu cần quan tâm đặc biệt đến màu sắc và những thay đổi của nước ối trong quá trình mang thai; để dự đoán được tình trạng của thai nhi ngay trong bụng mẹ. Vậy làm thế nào để biết được màu sắc của nước ối?

Màu sắc của nước ối có thể nhìn thấy qua việc soi ối, chọc hút nước ối qua thành bụng, bấm ối hoặc ối vỡ tự nhiên; để có thể quan sát được màu sắc nước ối.

Thai phụ nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ; để có thể biết được màu sắc của nước ối. Đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Dựa vào siêu âm và những xét nghiệm; các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị cụ thể. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Siêu âm thấy nước ối đục phải làm sao

Siêu âm thấy nước ối đục mẹ bầu cần lưu ý:

  • Giữ cho tinh thần được thoải mái, không nên quá lo lắng và suy nghĩ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Phối hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác nước ối có màu đục; từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Chú ý nghỉ ngơi, không làm các việc nặng, không nằm thẳng hay cúi gập bụng.
  • Uống đủ nước và có thể bổ sung thêm nước dừa ( chú ý không nên uống vào 3 tháng đầu của thai kỳ)
  • Không tự ý mua thuốc hay sử dụng các phương pháp dân gian không có căn cứ để tự chữa trị tại nhà.
  • Thường xuyên thăm khám, siêu âm và kiểm tra tình trạng của nước ối theo chỉ định của các bác sĩ. 

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến siêu âm thấy nước ối đục. Mong rằng những chia sẻ này có thể phần nào giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nước ối; và bảo vệ bản thân và thai nhi tốt hơn. 

Cập nhật lần cuối : 08-01- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?

Sản phụ khoa

| 22 Tháng Mười Hai, 2022

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp mẹ nhận biết mang...

Siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Siêu âm

| 12 Tháng Một, 2022

Siêu âm 4D nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không ? Theo dõi bài viết sau để có cái nhìn rõ...

Siêu âm 2d có biết cân nặng thai nhi không ?

Siêu âm

| 10 Tháng Một, 2022

Siêu âm 2D có biết cân nặng thai nhi không ? khiến các mẹ rất băn khoăn; nhất là khi muốn kiểm...

Bà bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không ?

Siêu âm

| 7 Tháng Một, 2022

Bà bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không ? người mẹ nào cũng muốn thấy con mình...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã