Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Tham vấn y khoa: NGUYỄN THỊ LUYỆN Ngày đăng: 16-08- 2023

mạng xã hội

Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng ở người phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở người phụ nữ khiến cho sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và sự cần thiết cho sinh sản. khi chu kỳ kinh nguyệt đến sẽ kéo theo những tình trạng như đau bụng, đau lưng, đau đầu, … Cho nên chị em cần lưu ý đến chế độ ăn uống và tư thế nằm sao cho thoải mái. Vậy tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng như nào hãy cùng phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế trả lời ở bài viết này nhé.

Tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Đau lưng xuất hiện khi nào trong kỳ kinh nguyệt

40-50% chị em phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt đều bị đau lưng, vậy đau lưng xuất hiện khi nào trong chu kỳ kinh nguyệt? Thường đau lưng sẽ đến trước vài ngày sau đó mới đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây có thể coi là dấu hiệu báo trước của chu kỳ kinh, có nhiều người sẽ đau trước vài ngày sau đó kéo dài cho đến hết chu kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có người sẽ hết đau khi chu kỳ bắt đầu vào.

Những cơn đau kinh nguyệt này thường sẽ đau ở thắt lưng và đau âm ỉ, gây khó chịu một số người còn có biểu hiện đau cấp tính là cơn đau dữ dội.

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh

Tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

 

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau thắt lưng trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Những nguyên nhân đấy có cả liên quan đến các bệnh phụ khoa mà chị em không để ý.

Tiền kinh nguyệt (PMS)

Đây là tình trạng phổ biến của tất cả các chị em đến kì kinh nguyệt và trong vòng một tuần trước kỳ kinh nguyệt sẽ hết lúc này chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu vào chu kỳ. Các triệu chứng phổ biến nhất mọi thường gặp đó là:

  • Đau ngực
  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Đau đầu
  • Đầy hơi
  • Tâm trạng thay đổi tính cách khó chiều.

Ở một số phụ nữ, đau thắt lưng dữ dội là triệu chứng thường xuyên xảy ra. Điều này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm tăng lên trong chu kỳ kinh nguyệt.

Các nhà nghiên cứu đã nói rằng những phụ nữ có dấu hiệu viêm nhiễm cao trong chu kỳ kinh sẽ thường có nguy cơ chuột rút ở bụng và cảm thấy đau lưng nhiều hơn so với những người khác.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt. Triệu chứng này nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống, hoạt động và học tập của chị em phụ nữ. Những dấu hiệu cơ bản có thể xảy ra ở chị em:

  • Dị ứng, nổi mụn trứng cá và mắc các tình trạng viêm nhiễm khác.
  • Thay đổi tính cách, tâm trạng
  • Chóng mặt, tim đập nhanh
  • Các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa.

Đau bụng kinh

Tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Đau bụng kinh là một tình trạng đặc trưng bởi các cơn đau bụng kinh ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt. Khi đau bụng kinh tử cung của phụ nữ sẽ trở nên co bóp nhiều hơn so với bình thường. Điều này có thể gây tình trạng chuột rút dữ dội, đôi khi dẫn đến suy nhược.

Các triệu chứng của đau bụng kinh như:

  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Khó chịu

Lạc nội mạc tử cung

Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với chị em phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt. Đây có thể coi là tình trạng đặc trưng bởi sự dịch chuyển của các mô tử cung ra bên ngoài tử. Những hiện tượng thường xuất hiện khi chu kỳ kinh nguyệt đến:

  • Đau vùng chậu ngoài kỳ kinh
  • Đau vùng chậu mãn tính
  • Kỳ kinh kéo dài

Một khi lớp mạc tử cung đi lạc chuyển hướng sang vị trí khác ngoài tử cung sẽ dẫn đến cơn đau khó mà kiểm soát được cần được chẩn đoán sớm để xác định được cách điều trị phụ hợp cho bệnh nhân.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là sự phát triển không phải ung thư trong tử cung. Tình trạng này có thể gây ra những cơn đau dữ dội, bao gồm cả đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt.

 

Những khối u xơ này có thể tự biến mất mà không cần điều trị, ngay cả những khối u xơ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Một số tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

 

Chu ky kinh nguyệt đến chị em rất nhiều sự bất tiện và khó chịu cho nên chị em cần được nghỉ ngơi. Và những tư thế nằm giúp chị em sẽ giảm bớt đi những cơn đau các chị em có thể tham khảo và áp dụng:

Tư thế nằm ngửa đặt chân lên gối

Khi nằm ngửa, lưng và bụng dưới của bạn được thư giãn, không phải chịu sự áp lực. Khi chân được kê lên cao hơn cột sống sự tuần hoàn của máu sẽ tốt hơn giúp cơ thể thoải mái và máu giảm đau.

Tư thế nằm nghiêng cong người

Tư thế này giúp chị em thoải mái và giảm cơn đau cũng như không bị áp lực hay ảnh hưởng nào tới nội tạng khiến cho chị em cảm thấy dễ chịu hơn.

Tư thế nằm em bé

Tư thế này bạn thường xuyên thấy trong việc tập yoga giúp cơ bụng được co lại, làm cho tử cung giảm co thắt nhờ vậy mà cảm giác đau cũng giảm đi phần nào. Tư thế này bạn gập người về phía trước, vươn hai tay thẳng, cúi đầu hai lòng bàn chân hướng lên trên.

Bên cạnh đó có một số chị em cho rằng việc nằm sấp người xuống sẽ làm giảm đau bụng vì khi nằm sấp xuống là đè lên vùng bụng khiến cho máu được tống ra ngoài dễ hơn. Nhưng không các chuyên gia đã cho rằng cách đấy sẽ tạo ra áp lự cho các cơ quan bên trong phần ngực gây ra khó thở. Làm cho cột sống bẻ cong, gây đau. Điều này sẽ không tốt nếu các bạn nữ đang trong tuổi dậy thì mà áp dụng cách này sẽ làm cho vùng ngừng kém phát triển và không tốt cho nhịp tim.

Một số biện pháp giảm đau lưng khác khi tới tháng ngoài các tư thế nằm

Ngoài những tư thế nằm giảm đau bụng kinh ở trên thì có thêm một số phương pháp khác mang lại hiệu quả giảm đau để sinh hoạt dễ hơn và công việc, học tập không bị ảnh hưởng.

Sử dụng nước ấm hoặc túi chườm để chườm bụng

Đây là cách được các bạn trẻ áp dụng nhiều nhất; vì nó đơn giản và hiệu quả tương đối. Chị em cho nước ấm vào túi chườm nóng sau đó đặt lên vùng bụng. Nhiệt độ nóng vừa phải từ túi chườm làm cho cơ đau ở cổ tử cung giảm xuống và thúc đẩy cho máu lưu thông từ đó cơn đau được giảm xuống.

Cách này cần lưu ý đến nhiệt độ của nước tránh để bị bỏng. Nước ấm tốt nhất chỉ nên từ 60-70 độ C.

Ăn trứng gà và ngải cứu

Theo phương pháp của đông y là mùi thơm; vị đắng có tính ấm của ngải cứu khiến cho cho kinh nguyệt và khí huyết được điều hòa rất tốt trong việc giúp giảm đau bụng kinh.

Với rau ngải cứu có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau; tuy nhiên nấu với trứng gà là cách đơn giản và dễ ăn. Bạn có thể ăn món ăn này trong những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.

Gừng

Những ngày này bạn nên dùng một ít gừng; nó giúp cho cơ thể bạn ấm lên giảm đi cơn đau của bụng kinh. Dùng gừng để pha trà hoặc cho vào cốc nước ấm để uống.

Massage vùng bụng dưới

Có thể sử dụng tinh dầu hoặc một chút dầu gió, thoa lên bụng dưới; sau đó, nhẹ nhàng dùng tay massage, xoa quanh rốn, bụng dưới để cơn đau được dịu đi.

Dùng thuốc

Khi các biện pháp mà bạn đã dùng mà không hiệu quả; bạn có thể dùng thuốc giảm đau biện pháp này chỉ nên dùng trong trường hợp thật sự cần thiết; nhằm khắc phục cơn đau để bạn có thể làm việc hiệu quả. Vì nếu bạn lạm dụng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày; thậm chí nếu bạn bị dị ứng với các thành phần nhất định của thuốc nó sẽ làm cho sức khỏe bạn tệ đi. Khi dùng thuốc này bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng.

Ăn socola

Có thể sử dụng tinh dầu hoặc một chút dầu gió, thoa lên bụng dưới, sau đó; nhẹ nhàng dùng tay massage, xoa quanh rốn, bụng dưới để cơn đau được dịu đi.

Đây là loại đồ ăn có chứa thành phần endorphine với tác dụng tăng sự hưng phấn; giảm đau, cải thiện cảm xúc. Trong socola đen còn có chứa nhiều magie với tác dụng làm giãn cơ; nhờ vậy mà các cơn đau cũng được dịu đi.

Có thể sử dụng tinh dầu hoặc một chút dầu gió, thoa lên bụng dưới, sau đó; nhẹ nhàng dùng tay massage, xoa quanh rốn; bụng dưới để cơn đau được dịu đi.

Đây là loại đồ ăn có chứa thành phần endorphine với tác dụng tăng sự hưng phấn; giảm đau, cải thiện cảm xúc. Trong socola đen còn có chứa nhiều magie với tác dụng làm giãn cơ; nhờ vậy mà các cơn đau cũng được dịu đi.

Vận động

Mặc dù khi các cơn đau xuất hiện, chị em thường chỉ muốn nghỉ ngơi; song việc thực hiện các vận động nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe có thể khiến cơn đau giảm. Bên cạnh đó, duy trì tập các môn như yoga, pilates, kegel; … có thể giúp làm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Một số lưu ý về tư thế nằm ngủ trong ngày đèn đỏ

Không nằm sấp khi ngủ

Nằm sấp khi ngủ không những không có hiệu quả; mà nó còn đem lại những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Chúng có thể khiến cơ quan nội tạng và toàn bộ trọng lượng cơ thể đè nén xuống phần ngực; và bàng quang và tử cung.

Với những bạn đang trong tuổi dậy thì; cách nằm này rất ảnh hưởng đến sự phát triển vùng ngực. Các bạn béo phì sẽ ảnh hưởng đến phổi và làm cho cứng cổ cho ngày hôm sau.

Trong nghiên cứu khoa học được được công bố trên tạp chí Thần kinh cho biết; những người bị chứng động kinh thường có khả năng chết bất cứ khi nào khi nằm ngủ sấp.

Thường xuyên thay đổi tư thế nằm ngủ

Chị em không nên quá cứng nhắc nằm trong 1 đến 2 tư thế ngủ mà không thoải mái. hãy nằm những tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái khi ngủ và ngon giấc.

Có thể nói, đau bụng kinh vốn là biểu hiện rất bình thường và phổ biến ở chị em mỗi khi đến kỳ. Tuy nhiên, nếu những cơn đau diễn ra dữ dội hoặc kéo dài hay đi kèm với một số triệu chứng như: Kinh nguyệt bị rối loạn, rong kinh; xuất huyết bất thường hoặc khí hư đổi màu, mùi hôi; … bạn cần đi khám ngay bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh lý. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp chị em tìm được tư thế giảm đau bụng kinh hiệu quả. Mọi thông tin thắc mắc hãy liên hệ với phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế qua hotline: 0338.12.14.12 hoặc chat tại phần TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Cập nhật lần cuối : 16-08- 2023

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu viêm âm đạo, (theo chia sẻ từ bác sĩ)

Sản phụ khoa

| 24 Tháng Tư, 2024

Viêm âm đạo nằm trong danh sách những bệnh lý phụ khoa dễ mắc phải, có thể chữa trị khỏi...

Viêm cổ tử cung có thai được không ? Có gây vô sinh không?

Bệnh Cổ Tử Cung

| 19 Tháng Ba, 2024

Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh có...

Ngứa âm đạo nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào?

Sản phụ khoa

| 18 Tháng Một, 2024

Các nguyên nhân gây ngứa âm đạo và cách khắc phục? Ngứa âm đạo không hiếm gặp, đôi khi...

U xơ tử cung, hiểu về bệnh và phương pháp điều trị!

Bệnh Cổ Tử Cung

| 9 Tháng Một, 2024

U xơ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh khiến tử cung hình...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã