Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không và nhịn như thế nào là tốt ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 20-11- 2021

mạng xã hội

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không ? những xét nghiệm nào cần nhịn trước khi thực hiện ? Cùng tìm hiểu thông tin về xét nghiệm máu sau nhé.

Có một số loại xét nghiệm được bác sĩ chỉ định phải nhịn ăn để cho ra kết quả chính xác nhất. Xét nghiệm máu được xem như một trong những công cụ giúp bác sĩ nhận biết được các vấn đề mà bệnh nhân gặp phải. Vậy thì xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không ? 

Tìm hiểu về xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu còn được biết tới là xét nghiệm huyết học. Loại xét nghiệm được tiến hành trên mẫu máu; để đo hàm lượng các chất nhất định có trong máu hoặc đếm các loại tế bào.

Đây là phương thức được các bác sĩ chỉ định thực hiện với nhiều mục đích khác nhau. Nhằm mục đích tìm ra dấu hiệu bệnh hoặc tác nhân gây bệnh; kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu khi có khối u, để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Những thông tin về xét nghiệm máu mà bạn cần biết

Những thông tin về xét nghiệm máu mà bạn cần biết

Một số loại xét nghiệm máu phổ biến

  • Xét nghiệm tổng quát phân tích máu toàn phần. Giúp phát hiện bệnh về máu và các rối loạn xảy ra trong cơ thể.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm đo các chất có trong máu. Giúp đánh giá chức năng hoạt động của các cơ quan như tim, gan, xương tuyến giáp.
  • Một số xét nghiệm máu giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu, tiểu đường, HIV, ung thư,…

Xét nghiệm máu cần thiết cho việc tìm dấu hiệu và tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể, chất chỉ điểm, khối u; thực hiện đo hàm lượng các chất nhất định cần phân tích mẫu máu hoặc tế bào máu.

Tùy vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả phân tích; bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu cho phù hợp với việc kiểm tra chức năng các cơ quan cần thiết. Để làm sao mang lại hiệu quả chẩn đoán điều trị tốt nhất.

Xét nghiệm máu nhằm tìm ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch; đánh giá khả năng đông máu, rối loạn đông máu; kiểm tra hoạt động và chức năng các cơ quan như gan, thận,… chẩn đoán tiểu đường, thiếu máu, ung thư, suy thận,…

Các nhóm máu phổ biến được biết đến hiện nay

  • Nhóm máu A+: Có kháng nguyên A và kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu A-: Có kháng nguyên A và không có kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu B+: Có kháng nguyên B và kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu B-: Có kháng nguyên B và không có kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu AB+: có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu AB-: có kháng nguyên A, B và không có kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu O+: không có kháng nguyên A hoặc B nhưng có kháng nguyên Rhesus.
  • Nhóm máu O-: không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rhesus.

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không ?

Một số xét nghiệm, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân cần nhịn ăn 4 đến 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm; để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sở dĩ cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm, đó là do các chất dinh dưỡng trong thức ăn có thể chuyển hóa thành đường glucose; để hấp thụ và biến đổi thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Như vậy sẽ làm lượng đường hoặc mỡ có trong máu tăng cao; dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác. 

Như vậy có thể hiểu là, thức ăn sau khi tiêu hóa hầu hết các chất chuyển hóa được hấp thụ vào máu. Khi đó, máu sẽ có nhiệm vụ vận chuyển chúng đến những cơ quan chuyên biệt.

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không ?

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không ?

Vì vậy, sau khi ăn thì thành phần trong máu sẽ bị thay đổi; nên khi xét nghiệm máu có phải nhịn ăn. Tùy theo loại xét nghiệm máu và chỉ định của bác sĩ; bệnh nhân có thể được yêu cầu nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ trước khi thực hiện lấy mẫu máu. 

Xét nghiệm máu có nhiều mục đích khác nhau. Thực hiện xét nghiệm chủ yếu để nhận biết được nhóm máu của mình thì không nhất thiết phải nhịn ăn.

Có nhiều loại máu và phân loại máu thường dựa trên kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu. Khoa học đã tìm thấy nhiều loại kháng nguyên và Rhesus là quan trọng nhất. Các loại kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền từ bố mẹ; nên xét nghiệm nhóm máu trường hợp này không cần nhịn ăn.

Những loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

Xét nghiệm máu giúp đo hàm lượng các chất nhất định hoặc đếm các loại tế bào. Một số loại xét nghiệm máu yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước khi thực hiện lấy mẫu máu; để đảm bảo độ chính xác các chỉ số. Bao gồm:

Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết là đo lượng đường trong máu; nhằm đánh giá các chỉ số bình thường và chẩn đoán bệnh tiểu đường. Người bệnh cần nhịn ăn hoặc uống các loại nước ngoài nước khoáng từ 8 đến 10 tiếng trước khi làm xét nghiệm để kết quả chính xác nhất.

Vì lượng đường trong máu có thể bị biến đổi do thức ăn nên dẫn đến các chỉ số sai lệch; do đó không thể chẩn đoán hoặc loại trừ được bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm sắt trong máu

Xét nghiệm sắt trong máu là xét nghiệm khá phổ biến; nhằm xác định các bệnh do thiếu sắt, thiếu máu. Sắt được hấp thụ rất nhanh vào trong máu; đặc biệt là các loại thực phẩm chứa sắt, thực phẩm chức năng hoặc vitamin. Nếu ăn trước khi xét nghiệm thì sẽ làm chỉ số máu bị sai lệch, ảnh hưởng đến kết quả.  

Do đó, xét nghiệm sắt trong máu được các bác sĩ chỉ định không được ăn gì trước khi làm xét nghiệm. Đối với những trường hợp đang uống viên sắt hoặc các loại thực phẩm bổ sung vitamin, vitamin tổng hợp chứa sắt; thì cần dừng uống trước khi lấy mẫu máu 24 giờ.

Cần tránh ăn trước khi làm xét nghiệm; đặc biệt là các loại thực phẩm: đậu xanh, hạt, bơ đậu phộng, cải xoăn, rau lá xanh đậm,…

Xét nghiệm mỡ máu.

Xét nghiệm mỡ máu nhằm xác định chỉ số để đánh giá tình trạng mỡ trong máu, gồm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, triglyceride, HDL cholesterol. Những chỉ số này giúp tìm ra các nguy cơ về tim mạch và chẩn đoán các vấn đề về mỡ máu. 

Người trên 45 tuổi hoặc những bệnh nhân bị tăng huyết áp, tiểu đường; là đối tượng thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm mỡ máu. Đối với người có tiểu sử tim mạch thì cần làm xét nghiệm này thường xuyên hơn; để đo và kiểm soát mỡ máu.

Thức ăn sau quá trình tiêu hóa được hấp thụ trực tiếp vào trong máu. Nên đối với xét nghiệm mỡ máu bệnh nhân cần nhịn ăn từ 8 đến 10 tiếng trước khi làm xét nghiệm. 

Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan đóng vai trò giúp bác sĩ kiểm tra về chức năng của gan; từ đó phát hiện các tổn thương gan nếu có. Xét nghiệm này do nồng độ protein và enzyme trong máu quyết định. Vì vậy bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm.

Các biểu hiện giảm cân đột ngột, thường xuyên uống rượu, bia, đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gan; thường được chỉ định xét nghiệm chức năng gan để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu các giá trị kết quả xét nghiệm đều nằm trong giới hạn bình thường; thì chức năng gan không có gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên nếu kết quả xét nghiệm bất thường, kèm theo các biểu hiện lâm sàng khác. Thì thường sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm, kỹ thuật cận lâm sàng; để làm rõ và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Một số xét nghiệm máu khác

Ngoai những xét nghiệm máu nói trên; thì có một số xét nghiệm máu cũng yêu cầu người bệnh nhịn ăn:

  • Những xét nghiệm chuyển hóa cơ bản hoặc toàn diện như xét nghiệm đường huyết, cân bằng điện giải và chức năng thận. Đây là những xét nghiệm được yêu cầu người bệnh nhịn ăn trong 10 đến 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
  • Các chỉ số đánh giá chức năng thận được chỉ định nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng.
  • Xét nghiệm Vitamin B12: để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu. Người bệnh thường được yêu cầu nhịn ăn trong 6 – 8 giờ trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cho bác sĩ biết đang dùng những thuốc nào; vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Một số lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Ngoài thắc mắc xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không ? Thì những lưu ý trước khi xét nghiệm máu cũng là điều mà tất cả mọi người nên tìm hiểu. Để kết quả xét nghiệm máu không bị ảnh hưởng; thì cần lưu ý những điều trước khi xét nghiệm máu như sau:

Một số lưu ý cần nhớ trước khi thực hiện xét nghiệm máu

Một số lưu ý cần nhớ trước khi thực hiện xét nghiệm máu

  • Không uống rượu, bia, thuốc lá trước khi xét nghiệm máu; bởi sẽ gây tăng men gan, ảnh hưởng đến kết quả.
  • Có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm để tránh mất nước và kiệt sức; tuy nhiên không nên uống quá nhiều.
  • Nên thực hiện xét nghiệm máu vào buổi sáng sớm; để đảm bảo thời gian nhịn ăn uống không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Ngoài ra đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để đánh giá nồng độ một số chất trong máu.
  • Nếu đã ăn uống trước khi làm xét nghiệm thì nên nói với bác sĩ; để dời lịch làm xét nghiệm nếu cần thiết.
  • Không uống các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp trước khi làm xét nghiệm máu.
  • Không nên vận động mạnh hoặc làm việc quá sức trước khi xét nghiệm máu; vì có thể làm nồng độ glucose trong máu tăng lên gây ảnh hưởng đến kết quả.

Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm thế nào thì tốt ?

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm máu. Một số xét nghiệm máu yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn; nhưng cũng có một số loại xét nghiệm máu khác thì không cần. Vậy với những loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn; thì nên nhịn ăn như thế nào để kết quả xét nghiệm chính xác nhất ? 

Việc cần làm đầu tiên là uống đủ nước trước khi xét nghiệm để cơ thể đủ nước và cân bằng; tránh gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Cần biết chính xác thời gian ăn uống trước khi xét nghiệm. Nếu bác sĩ yêu cần nhịn ăn từ 12 tiếng trước khi xét nghiệm; thì không nên ăn bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian này.

Nên tham khảo các ý kiến của bác sĩ đặc biệt là phụ nữ mang thai. Để biết cách nhịn ăn an toàn trước khi xét nghiệm. 

Kết quả xét nghiệm máu có thể bị sai do thức ăn ảnh hưởng đến chỉ số máu trong cơ thể; dẫn đến những đánh giá sai lệnh về tình trạng sức khỏe.

Ngoài việc giúp bạn giải đáp thắc mắc xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không ? thì bài viết cũng đã cung cấp những kiến thức quan trọng để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Mong rằng, những chia sẻ trên có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về loại xét nghiệm này, để có những chuẩn bị kỹ càng nhất nhé. 

Cập nhật lần cuối : 20-11- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Lối sống lành mạnh, cẩm nang để sống lành mạnh hơn cho nam giới

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 28 Tháng Tám, 2023

Sức khoẻ thể chất và cả tinh thần là yếu tố rất rất quan trọng đối với mỗi người; và...

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ?

Xét Nghiệm

| 14 Tháng Hai, 2022

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ? Những yếu tố nào làm ảnh...

Leukocytes là gì ? Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng có nguy hiểm ?

Xét Nghiệm

| 8 Tháng Hai, 2022

Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng cao thì đây có thể là “tín hiệu” cảnh báo một số...

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ?

Xét Nghiệm

| 26 Tháng Mười Một, 2021

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ? Những xét nghiệm cần phải thực hiện là gì ?...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã