Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 26-11- 2021

mạng xã hội

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ? Những xét nghiệm cần phải thực hiện là gì ? Sau đây sẽ là những thông tin chính xác mà bạn cần.

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn, tác nhân gây bệnh do khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây nên. Căn bệnh này phần lớn xuất hiện do người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn.  

Bên cạnh đó còn có những con đường lây nhiễm khác bao gồm: lây truyền qua vết thương hở người bệnh; lây truyền qua tiếp xúc với đồ dùng vệ sinh cá nhân như: khăn tắm, đồ lót, dụng cụ vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, nếu như bạn tiếp xúc với dịch lậu rồi đưa lên mắt, miệng có thể lây nhiễm bệnh. 

Những ảnh hưởng mà bệnh lậu gây ra

Bệnh lậu được xác định là bệnh đường tình dục nguy hiểm bậc nhất; chỉ đứng sau giang mai. Nếu không sớm thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm nhiễm toàn bộ cơ quan sinh dục.

Đối với nam giới có thể dẫn tới biến chứng viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt; viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn, viêm túi tinh, chít hẹp niệu đạo; hình thành nên những túi mủ nhỏ hoặc lớn bao quanh vùng sinh dục dẫn tới bí tiểu cấp tính.

Đối với nữ giới, biến chứng thường gặp khi mắc bệnh lậu thường là viêm hố chậu. Khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào tử cung và cổ tử cung có thể ngược dòng lên hố chậu; dẫn tới viêm vòi trứng, tắc vòi trứng, nguy cơ vô sinh; biến chứng chửa ngoài dạ con….

Nguy hiểm hơn, nếu bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn tới viêm màng não, nhiễm trùng huyết; gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể dẫn tới nhiễm trùng ối gây sảy thai, sinh non.

Với những trường hợp sinh con qua đường sinh thường; bé có thể mắc bệnh viêm da, viêm nhiễm đường hô hấp. Đặc biệt là lậu mắt gây viêm kết mạc, giác mạc mắt dẫn tới mù lòa. 

Và để tránh những biến chứng, hệ lụy mà bệnh lậu gây ra như đã kể trên, bạn cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Phát hiện sớm và xét nghiệm ngay khi thấy triệu chứng bất thường; để chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. 

Nên đi xét nghiệm bệnh lậu khi nào ?

Nếu nằm trong số các trường hợp sau đây thì tốt nhất bạn nên đi làm xét nghiệm bệnh lậu:

Thông thường nên đi xét nghiệm bệnh lậu khi nào ?

Thông thường nên đi xét nghiệm bệnh lậu khi nào ?

Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn

Khi bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh dù chỉ 1 lần duy nhất; thì đã có đến 80% nguy cơ bị nhiễm bệnh rồi đấy.

Vì thế, nếu như bạn lỡ có quan hệ tình dục ngoài luồng, “tình một đêm”; hoặc quan hệ với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như gái mại dâm, nhà hàng, quán bar….thì nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám; tầm soát bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc lậu

Trường hợp bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh lậu, khi xuất hiện biểu hiện rối loạn tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra mủ không rõ nguyên nhân. Thì cũng nên sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế; để kiểm tra, xét nghiệm bệnh lậu sớm nhất có thể. 

Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh

Những người đã sinh hoạt, dùng chung đồ dùng cá nhân với người nghi ngờ mắc lậu; bơm kim tiêm hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh lậu. Thì nguy cơ nhiễm bệnh vẫn rất cao nên cần thực hiện xét nghiệm.

Tiền sử mắc bệnh xã hội

Những ai có tiền sử mắc bệnh lý lây qua đường tình dục (mụn sinh dục, giang mai, sùi mào gà,…); cũng nên thực hiện xét nghiệm phát hiện bệnh lậu song song. 

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không?

Nhiều người muốn đi khám và xét nghiệm bệnh lậu được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu và thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh lậu hay không? 

Về vấn đề này, có thể khẳng định rằng xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh lậu. Thậm chí xét nghiệm này còn có thể phát hiện bệnh lậu ngay từ giai đoạn rất sớm; tìm thấy vi khuẩn lậu cầu trong máu người bệnh. Bên cạnh đó, xét nghiệm này còn có thể phát hiện một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ?

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ?

Ngoài xét nghiệm máu ra, còn một số các xét nghiệm khác cũng quan trọng không kém; mà người bệnh cũng cần thực hiện, đó là: 

Xét nghiệm dịch niệu đạo

Mẫu xét nghiệm dịch niệu đạo đối với nam và dịch âm đạo đối với nữ nhuộm bệnh phẩm soi tươi và tìm song cầu khuẩn bắt màu gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính thì có nghĩa là bạn bị nhiễm lậu. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần thiết nhất để phát hiện chính xác bệnh lậu.

Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ tiến hành lấy nước tiểu của người bệnh để xét nghiệm tìm ra vi khuẩn lậu có chữa trong đó hay không. Xét nghiệm nước tiểu còn có thể phát hiện được nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu….

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm đặc biệt khác tùy theo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Bật mí một số cách nhận biết bệnh lậu ở nam và nữ?

Bệnh lậu tiến triển qua hai giai đoạn cấp và mãn tính. Nhìn chung, lậu thường có thời gian ủ bệnh khá ngắn, khoảng từ 2-7 ngày, bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cụ thể:

Đối với nữ giới

  • Ban đầu vùng kín (âm đạo – âm hộ) sưng tấy, nóng rát khó chịu.  
  • Ra nhiều khí hư bất thường có màu trắng đục, vàng hoặc xanh, tính chất đặc như mủ có mùi hôi khó chịu.
  • Đau buốt khi đi tiểu khiến chị em vô cùng khó chịu, dễ nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, có thể kèm theo tiểu đau, tiểu dắt diễn ra thường xuyên.
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Cơ thể mệt mỏi, nhức mỏi vùng lưng, đau bụng dưới, có biể hiện sốt cao, ớn lạnh,…

Đối với nam giới

  • Cảm giác khó chịu dọc niệu đạo, miệng sáo ngứa và sưng tấy, mẩn đỏ khó chịu
  • Tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rắt và tiểu ra mủ đặc (thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng trước khi đi tiểu). 
  • Bệnh nhân thấy nóng rát mỗi lần đi tiểu, nước tiểu có thể lẫn máu ở cuối bãi, mủ chảy ra nhiều. 
  • Cường dương, dương vật bị đau rát khi cương, đau khi xuất tinh. 
  • Đau vùng bụng dưới, lưng nhức mỏi, vùng bẹn nổi hạch lớn.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lậu nêu trên, bạn hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau giải đáp được thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ? Cũng như những cách nhận biết sớm bệnh lậu rồi. Hãy luôn bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ; để tránh nguy cơ mắc các bệnh xã hội này nhé.

Cập nhật lần cuối : 26-11- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Lối sống lành mạnh, cẩm nang để sống lành mạnh hơn cho nam giới

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 28 Tháng Tám, 2023

Sức khoẻ thể chất và cả tinh thần là yếu tố rất rất quan trọng đối với mỗi người; và...

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ?

Xét Nghiệm

| 14 Tháng Hai, 2022

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ? Những yếu tố nào làm ảnh...

Leukocytes là gì ? Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng có nguy hiểm ?

Xét Nghiệm

| 8 Tháng Hai, 2022

Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng cao thì đây có thể là “tín hiệu” cảnh báo một số...

Xét nghiệm Helicobacter Pylori (H. Pylori) có ý nghĩa gì ?

Xét Nghiệm

| 24 Tháng Mười Một, 2021

Xét nghiệm Helicobacter Pylori (H. Pylori) có ý nghĩa gì ? Đây cách duy nhất để biết bạn có bị...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã