Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy thì tốt nhất ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 20-11- 2021

mạng xã hội

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy ? Đây là một xét nghiệm rất cần thiết; giúp đánh giá được nhiều vấn đề sức khỏe của cả mẹ và bé.

Vì sao cần xét nghiệm máu khi mang thai ?

Xét nghiệm máu khi mang thai là một phương pháp xét nghiệm thực hiện trong thai kỳ. Mẫu máu của người mẹ sẽ được nhân viên y tế lấy và thu giữ vào các ống chống đông; để đem đi phân tích, đo lường, đánh giá các chỉ số quan trọng ở giai đoạn này.

Cùng với siêu âm, xét nghiệm máu thuộc trong một trong những bước không thể thiếu; để đảm bảo sức khỏe của hai mẹ con. Bởi phương pháp này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá chi tiết được tình trạng của sản phụ; cũng như quá trình phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn.  

Vì sao cần xét nghiệm máu khi mang thai

Vì sao cần xét nghiệm máu khi mang thai

Đặc biệt, dựa vào các chỉ số xét nghiệm máu có được, các bác sĩ còn có thể dự đoán trước những nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Từ đó chuẩn bị cho người mẹ có một quá trình sinh nở thuận lợi.

Việc phát hiện sớm, có biện pháp can thiệp kịp thời là yếu tố vô cùng quan trọng; để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải khi người phụ nữ có thai.

Các chỉ số quan trọng cần biết khi tiến hành xét nghiệm máu trong thai kỳ gồm có:

  • Xét nghiệm kiểm tra nhóm máu;
  • Xét nghiệm liên quan tới yếu tố Rh;
  • Xét nghiệm kiểm tra công thức máu;
  • Xét nghiệm xác định chỉ số đường huyết;
  • Xét nghiệm hàm lượng chất sắt;
  • Xét nghiệm tìm kiếm các bệnh do vi khuẩn, virus,…
  • Một số chỉ số khác có thể được bác sĩ kiểm tra tùy vào hoàn cảnh cụ thể của bà bầu.

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy ? 

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy là thích hợp nhất ? Theo khuyến cáo của các bác sĩ, xét nghiệm máu cần được thực hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tốt nhất từ tuần thứ 7 – 13, vì đây là khoảng thời gian lý tưởng để phương pháp đạt được hiệu quả cao nhất trong chẩn đoán và sàng lọc.  

Sau đó, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, mà bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ tiếp tục làm xét nghiệm máu nhiều lần sau đó.   

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy thì tốt nhất ?

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy thì tốt nhất ?

Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì ?

Như đã chia sẻ ở trên, xét nghiệm máu nhằm mục đích kiểm tra, theo dõi sức khỏe của hai mẹ con. Cũng như dự đoán các nguy cơ để sớm có các biện pháp phòng ngừa và điều trị. 

Cụ thể hơn, xét nghiệm máu khi mang thai có thể giúp xác định:

Nhóm máu

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ nhận biết nhóm máu của người mẹ. Điều này rất quan trọng, vì biết được nhóm máu sẽ rất cần thiết trong các trường hợp cần truyền máu khẩn cấp. 

Yếu tố Rh

Xét nghiệm nhóm máu yếu tố Rh sẽ giúp các bác sĩ xác định máu của người mẹ mang Rh + (dương tính) hay Rh- (âm tính). Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi; phòng ngừa trường hợp có hiện tượng hai mẹ con bị bất đồng nhóm máu.

Xác định nguy cơ thiếu máu

Xét nghiệm máu có thể giúp xác định nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ. Tình trạng thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ; mà còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

Xác định hàm lượng sắt có trong máu

Quá trình tạo máu của cơ thể sẽ không thể thiếu chất sắt. Việc xác định hàm lượng sắt có trong máu giúp đánh giá nguy cơ thiếu máu. Qua đó tìm ra phương pháp xử lý khắc phục phù hợp.

Xác định một số loại bệnh lý

Xét nghiệm máu khi mang thai có thể giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn ở thai phụ. Các bà mẹ sẽ được theo dõi, áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Để bệnh lý không gây tổn hại tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai phụ.

Các bệnh lý có thể phát hiện qua xét nghiệm máu như:

  • HIV: là tên viết tắt của Human Immunodeficiency Virus; một loại virus có khả năng làm suy giảm hệ thống miễn dịch của con người. Khi mang thai, HIV có thể lây truyền sang từ mẹ sang con. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm có thể phòng ngừa nguy cơ này.
  • Viêm gan siêu vi B: Viêm gan siêu vi B do HBV (Hepatitis B Virus) gây ra. Virus này có thể lây truyền sang cho bé khi mẹ mắc bệnh. 
  • Bệnh Rubella: Rubella hay còn được gọi là sởi Đức có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện đái tháo đường thai kỳ. Một tình trạng bệnh lý liên quan tới sự suy giảm chức năng insulin khi mang thai; dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. 
  • Bệnh giang mai: Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xét nghiệm máu có thể phát hiện được bệnh lý này.
  • Xác định nguy cơ bệnh down ở trẻ: Xét nghiệm máu trong giai đoạn từ tuần 10 đến 18 của thai kỳ có thể giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh down ở trẻ.
  • Phát hiện bệnh tế bào hình liềm: Bệnh tế bào hình liềm là một bệnh di truyền nghiêm trọng có thể được xác định thông qua xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu khi mang thai cần chuẩn bị những gì ?

Những điều bà bầu cần lưu ý trước khi đi xét nghiệm máu

Những điều bà bầu cần lưu ý trước khi đi xét nghiệm máu

Có một số việc phụ nữ mang thai cần làm khi có ý định đi xét nghiệm máu. Việc tuân thủ những điều này nhằm bảo đảm kết quả nhận được sau xét nghiệm là chính xác nhất. Do đó, thai phụ cần lưu ý nhé.

  • Không ăn uống trước khi đi xét nghiệm: Một số chỉ số có thể bị ảnh hưởng nếu như thai phụ ăn uống trước khi xét nghiệm; chẳng hạn xét nghiệm đường và mỡ máu. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ khi có ý định làm xét nghiệm không nên ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm từ 4 – 6 tiếng. 
  • Không sử dụng các chất kích thích trong vòng 24h trước khi đi xét nghiệm: Các chất kích thích như trà, cà phê,… có thể gây ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm công thức máu; nên cần kiêng tối thiểu 24h.

Bảng giá xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền ? 

Trên thực tế, mức chi phí xét nghiệm máu khi mang thai có thể khác nhau ở mỗi cơ sở. Cần phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố, cụ thể là:

Hạng mục xét nghiệm máu

Có nhiều hạng mục xét nghiệm máu khác nhau; nhằm phục vụ cho các mục đích chẩn đoán của bác sĩ. Mức chi phí xét nghiệm sẽ tăng lên nếu như phụ nữ mang thai phải làm nhiều các hạng mục.

Trang thiết bị xét nghiệm máu

Tùy từng cơ sở mà trang thiết bị dùng để xét nghiệm máu có thể khác nhau. Với những trang thiết bị hiện đại, có khả năng trả kết quả nhanh, chính xác; thì mức chi phí xét nghiệm máu thường cao hơn.

Cơ sở xét nghiệm máu

Thương hiệu của cơ sở, đội ngũ y bác sĩ thực hiện,… cùng nhiều các yếu tố khách quan khác có thể khiến mức chi phí của mỗi cơ sở có sự khác biệt.

Do đó, để biết chính xác xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền; thai phụ tốt nhất nên liên hệ trực tiếp tới các cơ sở để được tư vấn giá thành cụ thể. 

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm ra lời giải đáp xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy. Nếu bà bầu có thắc mắc khác về sức khỏe trong thời kỳ mang thai cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé. Phòng khám luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của chị em. 

Cập nhật lần cuối : 20-11- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Lối sống lành mạnh, cẩm nang để sống lành mạnh hơn cho nam giới

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 28 Tháng Tám, 2023

Sức khoẻ thể chất và cả tinh thần là yếu tố rất rất quan trọng đối với mỗi người; và...

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ?

Xét Nghiệm

| 14 Tháng Hai, 2022

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ? Những yếu tố nào làm ảnh...

Leukocytes là gì ? Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng có nguy hiểm ?

Xét Nghiệm

| 8 Tháng Hai, 2022

Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng cao thì đây có thể là “tín hiệu” cảnh báo một số...

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ?

Xét Nghiệm

| 26 Tháng Mười Một, 2021

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ? Những xét nghiệm cần phải thực hiện là gì ?...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã