Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không ?

Tham vấn y khoa: NGUYỄN PHƯƠNG HỒNG Ngày đăng: 20-11- 2021

mạng xã hội

Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không ? là điều rất được chú ý. Vậy thực tế có thể dùng bảo hiểm y tế cho xét nghiệm này không ?

Theo chuyên gia y tế, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thường quy quan trọng; thông thường sẽ được chỉ định khi bạn đi thăm khám kiểm tra sức khỏe. Có nhiều loại xét nghiệm máu với các chỉ số khác nhau. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có chỉ định xét nghiệm.

Xét nghiệm máu gồm những loại nào ?

Xét nghiệm máu hay còn gọi là xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm thường quy đặc biệt quan trọng. Được thực hiện trên mẫu máu của người bệnh; để đo hàm lượng một số định chất có trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.

Xét nghiệm máu vừa có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh; vừa có thể tìm ra bệnh lý, tác nhân gây bệnh. Giúp kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u; hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Hiện nay, có hai loại xét nghiệm máu đó là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và xét nghiệm sinh hóa máu; được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, cụ thể như sau:

Xét nghiệm máu gồm những loại nào ?

Xét nghiệm máu gồm những loại nào ?

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu toàn phần. Xét nghiệm này được chỉ định rất nhiều trong trường hợp kiểm tra sức khỏe tổng quát; cũng như trong chẩn đoán điều trị nhiều bệnh lý như: nhiễm trùng, ung thư máu, rối loạn miễn dịch, gặp vấn đề về đông máu. Cụ thể các chỉ số xét nghiệm như sau:

  • Kiểm tra tế bào hồng cầu: có chức năng rất quan trọng trong vận chuyển oxy từ phổi đến mọi cơ quan; thúc đẩy các hoạt động các mô và tế bào. Khi định lượng tế bào hồng cầu có sự biến đổi, mất nước hay thiếu máu, chảy máu có thể liên quan đến các hội chứng rối loạn.
  • Kiểm tra tế bào bạch cầu: giữ vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch; với hiệu quả ngăn ngừa, loại bỏ các tác yếu tố lạ có thể gây hại cho cơ thể. Xét nghiệm máu kiểm tra tế bào bạch cầu có thể phát hiện được các bệnh nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, ung thư máu….
  • Các tiểu cầu: là thành phần có vai trò đông máu khi xảy ra các vết thương hoặc vỡ thành mạch máu, giúp máu ngừng chảy. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán các rối loạn máu chảy hay tụ huyết khối.
  • Hematocrit: chỉ số này có thể giúp xác định được tình trạng thiếu máu hoặc mất nước. Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng có thể cho biết các rối loạn máu, tủy xương.
  • Hemoglobin: xác định nguy cơ thiếu máu, hồng cầu,, mức tình trạng tiểu đường.

Xét nghiệm sinh hóa máu

  • Định lượng canxi trong máu: giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường về xương; bệnh ung thư, tuyến giáp hoặc suy dinh dưỡng.
  • Kiểm tra chất điện giải: có thể phát hiện được nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các cơ quan như gan, thận, suy tim,….
  • Kiểm tra KB-MB: là sản phẩm được giải phóng khi các cơ tim có dấu hiệu tổn thương. Ngoài ra, còn liên quan đến các bệnh lý đau tim và nhiều bệnh lý khác.
  • Kiểm tra chức năng thận: Xét nghiệm máu định lượng nồng độ Ure và Creatinin (đều là chất thải thận lọc ra) cho biết dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.
  • Kiểm tra đường huyết: xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường.
  • Xét nghiệm đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim: kiểm tra nguy cơ mắc động động mạch vành, định lượng mật độ cholesterol trong máu, bao gồm cả loại tốt và loại xấu.
  • Xét nghiệm enzym:  chủ yếu định lượng Creatinin Kinase và troponin. Trong đó Troponin là loại protein xuất hiện trong máu nếu tế bào hoặc cơ tim bị tổn thương; nồng độ trong máu càng cao thì tình trạng bệnh càng nặng.

Tóm lại những xét nghiệm này được cho là rất quan trọng trong chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị bệnh lý. Xét nghiệm máu để chính xác cần có thiết bị máy móc xét nghiệm tự động hiện đại; kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ cao thực hiện.

Quy định về việc hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh

Hiện nay, nhiều người bệnh quan tâm đến những quy định của bảo hiểm khi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Dưới đây là những trường hợp được và không được hưởng bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:

Quy định về việc hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh

Quy định về việc hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh

Trường hợp được hưởng Bảo hiểm y tế

Điều kiện đầu tiên để được hưởng bảo hiểm y tế đó là khi đi khám chữa bệnh; người bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ tùy thân hợp lệ. Trường hợp trẻ dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng.

Đối với trường hợp chuyển tuyến điều trị theo quy định; khi cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt quá khả năng điều trị hoặc không đáp ứng các dịch vụ kỹ thuật cần thiết trong điều trị. Người bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân hợp lệ đi kèm khi chuyển tuyến.

Đối với những trường hợp cấp cứu, được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở nào; và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ tùy thân hợp lệ khi vào và ra viện. Trong quá trình nhập viện điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh được tính đúng tuyến.

Trường hợp thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh là đối tượng sĩ quan, hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu, có công với cách mạng. Thân nhân người có công với cách mạng ( cha đẻ, mẹ đẻ, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Những trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện bảo trợ bảo trợ hàng tháng. Thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển 2 chiều; trong trường hợp chuyển tuyến kỹ thuật.

Trường hợp người bệnh khám lại theo yêu cầu điều trị: Người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 1 lần thực hiện khám chữa bệnh.

Về mức hưởng, người tham gia bảo hiểm y tế khi xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ hợp lệ sẽ được hưởng:

  • 100% chi phí khám chữa bệnh với sĩ quan, hạ sĩ quan, người có công với cách mạnh, trẻ dưới 6 tuổi.
  • 95% đối với người đang hưởng lương hưu, người trợ cấp mất sức lao động; người cận nghèo, người có công với cách mạng.
  • 80% chi phí với các đối tượng khác.

Trường hợp nếu không đúng cơ sở y tế đăng ký ban đầu; hoặc không đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu). Người bệnh sẽ được giảm 60% chi phí khám chữa bệnh tại cơ sở tuyến tỉnh; giảm 40% chi phí đối với tuyến trung ương.

Trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

Theo luật điều 23 bảo hiểm y tế, các trường hợp sau không được hưởng:

  • Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả
  • Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng
  • Xét nghiệm chẩn đoán thai sản
  • Khám sức khỏe
  • Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, nạo phá thai trừ trường hợp đình chỉ thai do bệnh lý.
  • Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ
  • Tham gia thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu khoa học
  • Giám định pháp y, giám định tâm thần
  • Khám chữa bệnh do tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật
  • Khám chữa bệnh với bệnh nghề nghiệp, thảm họa, tai nạn lao động
  • Sử dụng vật tư y tế như: chân giả, răng giả, máy trợ thính…
  • Điều trị cận thị, lác, khúc xạ mắt, trừ khi điều trị cho trẻ dưới 6 tuổi.

Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không ?

Hiện nay có nhiều người thắc mắc không biết xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không ? Theo chuyên gia, tùy từng trường hợp cụ thể mà người tham gia bảo hiểm có thể có hoặc không được bảo hiểm y tế chi trả. Bởi, thực tế xét nghiệm máu được phục vụ với nhiều mục đích khác nhau.

Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không ?

Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không ?

Những trường hợp xét nghiệm máu được bảo hiểm y tế chi trả, gồm có:

  • Xét nghiệm máu được bác sĩ chỉ định nhằm điều trị bệnh lý về máu
  • Xét nghiệm máu theo chỉ định bác sĩ nhằm tiến hành điều trị theo dõi bệnh lý; mà trường hợp xét nghiệm máu đóng vai trò trong chẩn đoán bệnh.

Vì vậy, tùy trường hợp mà xét nghiệm máu sẽ được bảo hiểm y tế chi trả với nguồn chi phí khác nhau. Mức chi trả chi phí phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng và từng cơ sở khám chữa bệnh.

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không. Từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng nhất trước khi thực hiện xét nghiệm; để mang lại kết quả chính xác nhất. 

Cập nhật lần cuối : 20-11- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Lối sống lành mạnh, cẩm nang để sống lành mạnh hơn cho nam giới

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 28 Tháng Tám, 2023

Sức khoẻ thể chất và cả tinh thần là yếu tố rất rất quan trọng đối với mỗi người; và...

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ?

Xét Nghiệm

| 14 Tháng Hai, 2022

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ? Những yếu tố nào làm ảnh...

Leukocytes là gì ? Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng có nguy hiểm ?

Xét Nghiệm

| 8 Tháng Hai, 2022

Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng cao thì đây có thể là “tín hiệu” cảnh báo một số...

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ?

Xét Nghiệm

| 26 Tháng Mười Một, 2021

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ? Những xét nghiệm cần phải thực hiện là gì ?...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã