Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Ăn sắn có béo không và trong sắn có bao nhiêu calo ?

Tham vấn y khoa: NGUYỄN PHƯƠNG HỒNG Ngày đăng: 11-06- 2022

mạng xã hội

Ăn sắn có béo không và trong sắn có bao nhiêu calo ? Đây là những câu hỏi mà những ai đang có ý định giảm cân đặc biệt quan tâm.

Củ sắn hay củ khoai mì là loại đồ ăn dân dã và khá quen thuộc với nhiều người. Củ sắn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, lợi ích cho cơ thể. Ngày hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu một số thông tin, xem liệu việc ăn sắn có béo không nhé !

Thành phần dinh dưỡng có trong sắn

Cây sắn có sức sống, chịu hạn và khả năng thích ứng cao. Vì vậy ở cả vùng núi và đồng bằng đều có thể trồng và cho năng xuất cao. Củ sắn có thể dùng để ăn trực tiếp như luộc, nướng… hoặc có thể được dùng làm nguyên liệu hoặc xay thành bột để làm bánh. Không nên ăn sắn sống vì có thể khiến cơ thể bị ngộ độc sắn. 

Thành phần dinh dưỡng có trong sắn

Thành phần dinh dưỡng có trong sắn

Sắn hay khoai mì là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon đặc trưng. Thành phần dinh dưỡng của sắn cũng rất đa dạng và giàu giá trị.

Trong 100g của sắn đã được luộc chín thì sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng chủ yếu như:

  • Lượng calo: 115 calo
  • Chất xơ: 1g
  • Carb: 27g
  • Đường
  • Natri
  • Thiamine
  • Photpho
  • Canxi
  • Riboflavin
  • Niacin
  • Vitamin A, B, D…

Giá trị dinh dưỡng trong sắn cũng cao tương đương với lượng dinh dưỡng trong khoai tây, khoai lang. Lượng tinh bột cũng như cacbonhydarte cao trong sắn sẽ giúp cơ thể có cảm giác no lâu hơn.

Sắn bao nhiêu calo và ăn sắn có béo không ?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết sắn bao nhiêu calo và ăn sắn có béo không; thì thực tế sắn là loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột thấp. 

Trung bình trong 100g của sắn luộc có khoảng 115 calo và thành phần chủ yếu chiếm đến 80% là nước. Sắn luộc cũng chứa lượng cacbonhydrate cao rất tốt cho sức khỏe.

Sắn luộc cũng chứa hàm lượng chất sơ cao; rất phù hợp những người giảm cân và giúp cơ thể no lâu hơn. Nhờ đó nó có tác động thúc đẩy giảm cân hiệu quả.

Cacbonhydrate có tác dụng cân bằng năng lượng và giúp cơ thể tăng chuyên hóa đốt cháy mỡ thừa. Đồng thời giúp cơ thể hạn chế hấp thu và tích trữ chất béo. 

Ăn sắn có béo không ?

Ăn sắn có béo không ?

Trung bình 100g củ sắn luộc chín sẽ cung cấp 115 calo. Với người trưởng thành cần 2000-2500 calo mỗi ngày để đảm bảo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Tương đương với khoảng 650 calo cho một bữa ăn. Nếu bạn có ý định giảm cân, thì chỉ cần ăn thấp hơn hoặc bằng mức năng lượng tiêu chuẩn này là có thể giảm cân hiệu quả. 

Với 100-200g sắn luộc sẽ hoàn toàn phù hợp, vừa đủ lượng calo để giảm cân mà cảm giác no cũng lâu hơn. Giảm việc thèm ăn và ăn vặt của bạn lại; nhờ đó nâng cao hiệu quả của quá trình giảm cân. 

Sắn luộc cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất hạn chế hấp thu tinh bột. Vì vậy, nó được xem là món ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa; thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa. 

Ăn nhiều sắn có tốt không ? 

Củ sắn luộc có nhiều dưỡng chất, nhưng không nên ăn quá nhiều sắn. Trong 100g sắn luộc có 115 calo; nhiều hơn so với các loại khoai lang, khoai tây, của cải.

Vì vậy, ăn nhiều của sắn trước hết sẽ khiến bạn tăng cân, tích trữ năng lượng. Một khẩu phần ăn hợp lý là khoảng từ 75-110g của sắn luộc một bữa. Không nên ăn quá nhiều sắn vì một số lí do như sau:

Trong sắn có chứa các chất kháng dinh dưỡng:

Đây chính là một nhược điểm của củ sắn, nó có chứa hàm lượng các chất kháng dinh dưỡng cao. Gây cản trở quá trình tiêu hóa, ức chế sự hấp thu vitamin cũng như các khoáng chất của cơ thể. 

Các chất kháng dinh dưỡng trong sắn bao gồm:

  • Saponin: Đây là một chất chống oxy hóa làm giảm khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất của cơ thể.
  • Phytate: Đây là chất kháng hấp thu canxi, magie, sắt và kẽm.
  • Tanin: Chất này làm cản trở khả năng chuyển hóa protein, cản trở quá trình hấp thụ sắt, đồng, thiamine của cơ thể. 

Như vậy nếu bạn ăn quá nhiều sắn hoặc ăn các món ăn từ sắn quá thường xuyên thì các chất kháng dinh dưỡng sẽ cảm trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng và khiến cơ thể mất cân bằng dưỡng chất, hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, khoáng chất. 

Nguy cơ ngộ độc sắn

Ăn củ sắn tươi, củ sắn sống có thể gây ngộ độc. Do trong sắn tươi cõ các hóa chất cyanogenic glycoside, chất này có thể giải phóng xyanua trong cơ thể khi bạn ăn sắn sống, sắn tươi. 

Ngoài ra thì khi ăn sắn thường xuyên, các chất này cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc xyanua, và làm suy giảm chức năng của tuyến giáp và hệ thần kinh. Các chất này có thể khiến hệ thần kinh rơi vào trạng thái tê liệt và làm tổn thương các cơ quan nội tạng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong rất cao. Đối với nhưng người thể trạng dinh dưỡng kém hoặc thường xuyên ăn chay trường, ít ăn protein sẽ có nguy cơ gặp các phản ứng này coa hơn người bình thường vì protein có thể làm giảm hoặc loại bỏ xyanua ra khỏi cơ thể. 

Ngoài ra thì sắn sẽ hấp thu asen và cadmium từ đất và làm tăng nguy cơ gây ung thư đối với những người thường xuyên sử dụng sắn và coi nó là loại lương thực chính. 

Tăng nguy cơ bị ứng sắn:

Tương tự như các triệu chứng dị ứng khác, dị ứng với sắn có thể bao gồm các biểu hiện như: nổi mẩn, sưng tấy, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, khó thở… Nếu sau khi ăn sắn bạn có xuất hiện những triệu chứng như trên thì hãy dừng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 

Cách ăn sắn để giảm cân hiệu quả

Để giảm cân bằng sắn thành công thì phụ thuốc lớn vào cách ăn và chế độ ăn uống của bạn. Thông dụng nhất làm cách ăn sắn luộc. Món ăn này vừa đơn giản, dễ thực hiện và cũng có thể giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên sắn không chỉ có được chế biến thành món luộc mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đa dạng hơn cho thực đơn ăn kiêng. 

Cách ăn sắn để giảm cân hiệu quả

Cách ăn sắn để giảm cân hiệu quả

Một số món ăn lành mạnh từ củ sắn giúp bạn giảm cân hiệu quả:

Củ sắn luộc

Đây là món ăn đơn giản nhưng mang lại hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Bạn sơ chế sắn, bỏ lớp vỏ ngoài và ngâm sắn vào nước 3-5 phút sau đó rửa sạch và cho vào nồi luộc sôi 15 phút, khi luộc bạn thêm vào nồi nước sôi một chút muối. Luộc đến khi sắn mềm, nở nứt bung ra thì tắt bếp, vớt ra và để ráo nước.

Bánh củ sắn

Bánh sắn có mùi thơm đặc trưng, rất phù hợp cho bữa sáng hoặc các bữa phụ. 

Bạn sơ chế loại bỏ vỏ sắn, rửa sạch rồi cho sắn vào luộc chín. Sau đó bạn tách sắn nhỏ ra và bỏ phần lõi, xơ sắn đi. 

Bạn chuẩn bị một chút dừa tươi nạo sợi, sau đó trộn chung với sắn đã được nghiền nhuyễn. 

Tiếp theo bạn lấy lượng sắn vừa đủ tạo thành các hình tròn dẹp, mỏng vừa ăn rồi cho bánh vào lò nướng khoảng 20 phút, hoặc nướng bằng nồi chiên không dầu hoặc bạn cũng có thể chiên bánh với một ít dầu bằng chảo chống dính. 

Nếu không phải người ăn kiêng, giảm cân bạn cũng có thể thêm chút đường hoặc nước cốt dừa để tăng thêm hương vị cho bánh. 

Chè sắn giảm cân

Chè sắn là sự kết hợp giữa khoai mì thơm dẻo với nước cốt dừa béo béo tạo nên món chè giải nhiệt hấp dẫn.

Sắn bạn luộc chín, bỏ xơ sắn và cắt thành các hạt lựu vuông hơi to một chút. Dừa tươi bạn nạo thành sợi.

Bạn đun nước sôi và đổ vào tô đựng dừa nạo, sau đó đợi thêm 15 phút để nước nguội thì bạn lọc lấy phần nước dừa và cho vào nồi đun sôi, bạn có thể thêm đường tùy vào khẩu vị từng người. Khi nước dừa sôi bạn cho phần sắn đã cắt vào vừa nấu vừa khuấy nhẹ tay để sắn quyện vào nước dừa khoảng 10 phút thì được và bạn cho chè ra bát và thưởng thức.

Một số lưu ý để bạn ăn sắn an toàn tránh ngộ độc

  • Không ăn sắn sống
  • Luôn loại bỏ sách vở của sắn vì phần lớn chất độc của sắn nằm ở phần vỏ
  • Bạn nên ngâm sắn vào nước khoảng 60 phút trước khi nấu để loại bỏ các chất có hại
  • Nấu chín thật kỹ sẵn trước khi ăn
  • Nên ăn sắn với các thực phẩm chứa nhiều protein vì protein có thể loại hạn chế chất độc xyanua phát tác trong cơ thể.

Tuy nhiên thì như đã nói ở trên trong thành phần các chất của củ sắn có chứa chất độc có thể chuyển hóa thành độc tố xyanua, nếu ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc xyanua và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy nếu bạn định giảm cân băng cách ăn sắn thì nên chú ý cân bằng ăn sắn kết hợp ăn các loại thực phẩm khác, không nên chỉ ăn mỗi sắn không vừa gây mất cân bằng dinh dưỡng vừa tăng nguy cơ ngộ độc và làm lâu dần sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vì sắn làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng, mệt mỏi. 

Sắn có hàm lượng chất dinh dưỡng và hàm lượng nước cao. Ngoài ra sắn cũng rất giàu chất xơ; giúp cơ thể giảm bớt các căng thẳng, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ cơ thể giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên việc ăn sắn có béo không còn phụ thuộc vào cách ăn và chế biến của bạn. Vì vậy bạn nên xây dựng chế độ ăn uống giảm cân lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng. 

Cập nhật lần cuối : 11-06- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Lối sống lành mạnh, cẩm nang để sống lành mạnh hơn cho nam giới

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 28 Tháng Tám, 2023

Sức khoẻ thể chất và cả tinh thần là yếu tố rất rất quan trọng đối với mỗi người; và...

Tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 16 Tháng Tám, 2023

Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng ở người phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý...

[TOP 5] Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 7 Tháng Tư, 2023

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ y tế thăm khám phụ khoa, tuy nhiên không phải cơ sở thăm khám...

Cây chó đẻ có phá thai được không?

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 18 Tháng Ba, 2023

Cây chó đẻ có phá thai được không? Phá thai an toàn bằng cây chó đẻ được không? Đây là...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã