Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Bà bầu ăn rau lang được không ? rau lang có tác dụng gì với bà bầu ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 22-12- 2021

mạng xã hội

Bà bầu ăn rau lang được không có lẽ là thắc mắc chung của các chị em mang thai. Vậy thực tế thế nào, những thông tin sau sẽ trả lời giúp bạn.

Rau lang là loại rau được nhiều người yêu thích. Đây là loại rau có vị ngọt, thanh mát và giàu chất xơ, vitamin, cùng nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh chủ đề này. Hãy cùng theo dõi.

Bà bầu ăn rau lang được không ?

Rau lang là phần lá và thân của cây khoai lang dễ trồng và được dùng nhiều trong bữa ăn của người Việt Nam. Đây là thực phẩm giàu chất xơ, chứa nhiều dưỡng chất. Rau lang khá dân dã nhưng lại có nhiều dinh dưỡng quý giá.

Trong 100g rau lang chứa: 41 calo, 0.3g chất béo, 7mg natri, 312mg kali, 7g cacbohidrat, 1.9g chất xơ, 2.2g protein, 33mg canxi, 0.6mg sắt, vitamin A, vitamin C, vitamin B6, 48 mg magie.

Bà bầu ăn rau lang được không ?

Bà bầu ăn rau lang được không ?

Với những thành phần dinh dưỡng trên thì bà bầu không những có thể ăn được rau lang; mà việc ăn loại rau này còn mang lại nhiều lợi ích bất thờ cho sức khỏe. Chính vì thành phần chất xơ có trong rau lang cao nên giúp trị táo bón và nhuận tràng cho bà bầu rất tốt. Các giá trị dinh dưỡng của rau lang khá cân đối và cần thiết cho phụ nữ có thai. 

Theo Đông y thì rau lang có vị ngọt, tính mát; nên có thể dùng để giải nhiệt cho bà bầu trong những tháng mang thai, tránh hiện tượng nóng trong. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng rau lang một cách hợp lý; để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Rau lang có tác dụng gì với mẹ bầu

Từ xưa rau lang đã được đánh giá là thực phẩm “vàng” có lợi cho thai kỳ. Cả khoa học hiện đại và cổ truyền đề công nhân loại rau này mang lại nhiều tác dụng cho mẹ bầu. Cụ thể:

Hạn chế tình trạng táo bón

Táo bón là triệu chứng phổ biến nhất của phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ dường như sinh ra nhiều nhiệt và nóng trong. Táo bón là hệ quả thường gặp khi mang thai tháng thứ 9.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin và sắt khi mang thai cũng là “thủ phạm” gây táo bón cho mẹ. Rau khoai lang với hàm lượng chất xơ cao có tác dụng nhuận tràng; nên táo bón không còn là vấn đề khó khăn đối với bà bầu. đặc biệt là bà bầu trong những tháng gần cuối.

Phòng chống tiểu đường

Thời kỳ mang thai nhu cầu năng lượng của mẹ tăng cao; nên cơ thể thường xuyên đòi hỏi lượng đường lớn hơn bình thường. Mẹ bầu có thể tự điều tiết sản xuất insulin; để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai.

Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra các nội tiết tố cần thiết cho thai nhi; nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến insulin. Từ đó gây rối loạn nội tiết và tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai; bởi nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Rau lang là một phương pháp phòng chống tiểu đường thai kỳ hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Ăn rau lang thường xuyên có thể giảm chỉ số đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường.

Kiểm soát cân nặng

Các mẹ bầu thường chú trọng đến việc bổ sung dưỡng chất từ các thực phẩm; để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi. Nhưng chính vì thế mà nhiều người thường mất kiểm soát cân nặng trong thời kỳ mang thai.

Để giải quyết vấn đề này chị em có thể ăn khoai lang luộc hoặc rau lang. Như vậy vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng mà không gây tăng cân mất kiểm soát.

Thanh nhiệt giải độc

Nóng trong người là tình trạng nhiều mẹ bầu thường gặp. Đa phần nguyên nhân do những thay đổi đột ngột về nồng độ của một số hormone; đồng thời lượng máu tăng cao để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, tốc độ trao đổi chất cũng tác động đến thân nhiệt của mẹ bầu; gây ra hiện tượng nóng trong. Những tác động này làm nhiệt độ cơ thể tăng cao. Dẫn đến cảm giác khó chịu, mẩn ngứa và khiến mẹ bầu phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe khác.

Rau lang là món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt trong thời kỳ mang thai. Những thành phần dinh dưỡng và tính mát trong loại rau này giúp mẹ bầu giải nhiệt rất tốt. Đồng thời nó còn có tác dụng giảm mụn nhọt và ngứa mề đay hiệu quả.

Giảm ốm nghén 

Ốm nghén là khoảng thời gian “kinh hoàng” nhất với nhiều mẹ. Nhưng mẹ đừng lo, rau lang chứa nhiều vitamin B6 giúp giảm ốm nghén, giảm nôn hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu.

Bà bầu ăn rau lang như thế nào thì tốt

Rau lang là một loại rau tốt cho sức khỏe, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, thực phẩm nào cũng nên ăn vừa phải, không ăn quá nhiều. Nên ăn xen kẽ rau lang với các loại rau khác để ngon miệng hơn và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Khi quá đói, bà bầu không nên ăn rau lang bởi có thể gây hạ đường huyết, không tốt cho sức khỏe.

Rau lang khi được nấu chín sẽ có tác dụng chống táo bón, nhuận trường. Thế nhưng rau lang sống lại có tác dụng ngược lại; do đó bà bầu chỉ nên ăn rau lang khi đã được nấu chín.

Lá rau khoai lang sẽ cho vị chát khi luộc; thế nên không nên dùng nước luộc rau lang làm nước canh. Nếu vẫn muốn dùng phần nước luộc; hãy bỏ qua nước luộc rau thứ nhất và luộc lại 1 lần nữa.

Các món ăn ngon từ rau lang cho bà bầu

Có rất nhiều món ăn ngon và dễ thực hiện từ rau lang mà chị em có thể tham khảo. Để làm phong phú thêm thực đơn dinh dưỡng của mình.

Điểm danh một số món ăn ngon chế biến từ rau lang tốt cho bà bầu

Điểm danh một số món ăn ngon chế biến từ rau lang tốt cho bà bầu

Rau lang luộc

Rau lang luộc là món ăn quen thuộc đối với người Việt Nam. Món ăn này rất dễ chế biến.

  • Nguyên liệu: 1 bó rau lang, gia vị nước mắm, dầu ăn, muối, chanh, tỏi, ớt.
  • Cách làm: Nên ngâm rau lang trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Cho khoảng 1 lít nước vào nồi đun sôi rồi cho rau lang vào đến khi chín thì vớt ra. Chú ý nên luộc rau chín vừa còn độ giòn và màu xanh; có thể cho vào nước lạnh để tránh rau chín nhũn. Chấm rau lang luộc cùng nước mắm để dễ ăn hơn.

Rau lang xào tỏi

  • Nguyên liệu: Ngọn rau lang, tỏi, gia vị.
  • Cách chế biến: Sau khi rửa sạch rau thì cho nồi nước lên bếp đun sôi; để trần sơ qua rau rồi ngâm vào nước lạnh. Phi tỏi thơm đều tau rồi cho phần sau lang vào, nêm gia vị vừa ăn rồi cho ra đĩa.

Rau lang nấu tôm nõn

  • Nguyên liệu: 1 bó rau lang, 150g tôm đất, tôm suốt hoặc tôm sú, hành tím, ớt, gia vị.
  • Cách chế biến: Sơ chế rau và tôm thật sạch. Chú ý bóc vỏ tôm, loại bỏ phần chỉ đen trên lưng; rửa sạch rồi ướp với gia vị trong 15 phút. Phi hành và tỏi đã băm nhuyễn vào rồi cho phần tôm giã nhỏ xào chín. Khi tôm đã chuyển sang màu gạch thì cho nước vào đun sôi; vớt phần nổi bên trên và thê, gia vị vừa ăn. Cuối cùng cho rau lang vào đun sôi đến khi chín thì cho ra bát.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của bà bầu khi mang thai.

Muốn có một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu cần áp dụng các chế độ ăn uống phù hợp; cân bằng dinh dưỡng và bổ sung đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Điều này liên quan đến sự cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và chất béo. Đồng thời thường xuyên tiêu thụ các loại thực vật tốt cho sức khỏe như rau và củ quả, đặc biệt là rau lang.

Nhiều chị em khi mang thai lại muốn thực hiện chế độ ăn kiêng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé; do lượng calo thai kỳ cần trong cơ thể tăng cao và mức tiêu thụ cũng lớn hơn. Nếu như cơ thể không nhận được đủ năng lượng; có thể gây cho mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, suy nhược và thai nhi chậm phát triển.

Mặt khác, cơ thể phụ nữ cũng có xu hướng hấp thụ nhiều chất sắt hiệu quả hơn trước và lượng máu cũng tăng lên khi mang thai. Vì vậy, họ sẽ cần phải bổ sung sắt nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu oxy đầy đủ cho cả mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều phần; để hạn chế cảm giác quá no hoặc quá đói trong một thời gian nhất định. Thực hiện chia nhỏ phần ăn còn giúp tránh được các vấn đề về tiêu hóa.

Trên đây là giải đáp thắc mắc bà bầu ăn rau lang có được không ? Hy vọng với những thông tin này đã giúp các bạn hiểu rõ về loại rau này và biết cách sử dụng để đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều giá trị về sức khỏe.

Cập nhật lần cuối : 22-12- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Phù chân ở nữ giới khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 24 Tháng Ba, 2023

Phù chân ở nữ giới khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết mẹ bầu,...

Băng kinh là tình trạng gì? Tình trạng băng kinh có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 13 Tháng Ba, 2023

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới, kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào...

Ra máu báo thai có vón cục không?

Mang Thai

| 20 Tháng Hai, 2023

Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm ở phụ nữ. Tuy nhiên, có...

Quan hệ vài giây có thai được không?

Mang Thai

| 27 Tháng Mười Hai, 2022

Hiện nay nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sức khỏe sinh sản và đặt câu hỏi...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã