Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào là tốt nhất cho sức khỏe ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 20-11- 2021

mạng xã hội

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào thì tốt ?  Khi mang thai, việc lựa chọn thời điểm ăn trứng ngỗng thích hợp là rất quan trọng.

Trứng ngỗng được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với mọi lứa tuổi. Đối với phụ nữ mang thai, nếu ăn trứng ngỗng đúng thời điểm; sẽ đảm bảo cơ thể người mẹ có thể hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này.

Thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng 

Cùng là trứng gia cầm nhưng thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng, trứng gà hay trứng vịt lại không hề giống nhau. Trung bình, một quả trứng ngỗng sẽ có trọng lượng khoảng 300 gram. So với trứng vịt hay trứng gà, trứng ngỗng có trọng lượng lớn nhất (gấp 3 lần trứng vịt, gấp 4 lần trứng gà).

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng; thành phần nổi bật trong 100 gram trứng ngỗng gồm:

  • Cung cấp 149 kcal
  • Protein chiếm 13 gram
  • Hàm lượng lipid chiếm 14,2 gram
  • Cung cấp 360 mcg vitamin A
  • Bổ sung 71 mg canxi
  • Cung cấp 210 mg phốt pho
  • Chứa 3,2 mg chất sắt
  • Cung cấp 0,15 mg vitamin B1
  • Chứa 0,3 mg vitamin B2
  • Cung cấp 1,29 mcg vitamin B12
  • Vitamin PP có 0,1 mg
  • Cung cấp 147 mg choline
  • Chứa 425 mg cholesterol
  • Vitamin B6 có 0,24mg
  • Vitamin B12 chứa 5.1 µg
  • Vitamin D có 1.7 µg
  • Vitamin E chưa 1,29 mg
  • Cung cấp 360 µg vitamin A.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt hơn trứng gà không ? 

Có không ít các bà bầu thắc mắc ăn trứng ngỗng có tốt hơn trứng gà không ? Trên thực tế, trứng gia cầm nói chung, bao gồm cả trứng ngỗng và trứng gà đều có lợi cho bà bầu.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt hơn trứng gà không ?

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt hơn trứng gà không ?

Nhiều thành phần dinh dưỡng có trong 2 loại trứng này khá tương đồng; cũng có những thành phần nhiều hơn hoặc ít hơn khi so sánh đồng cân đồng lạng.  

Việc so sánh loại trứng nào tốt hơn hiện vẫn còn đang tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia có xu hướng khuyến khích bà bầu ăn trứng gà hơn trứng ngỗng vì khẩu phần ăn phù hợp. Một số giá trị dinh dưỡng quan trọng như hàm lượng protein trong trứng gà cao hơn; trong khi tỷ lệ cholesterol thấp hơn trứng ngỗng.  

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì ?

Qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận thấy; việc ăn trứng ngỗng có thể mang tới một số lợi ích nhất định về sức khỏe cho bà bầu và thai nhi. Chi tiết cụ thể như sau.

Ăn trứng ngỗng trong thai kỳ rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi

So với các loại trứng gia cầm khác, lòng đỏ của quả trứng ngỗng có chứa hàm lượng cao chất lecithin. Lecithin được biết tới là thành phần rất có lợi cho não bộ cùng các mô thần kinh. Do đó, bổ sung đầy đủ lecithin trong thai kỳ sẽ thúc đẩy sự phát triển trí não của bé.

Trứng ngỗng giúp tăng cường trí nhớ cho mẹ

Thật tuyệt vời, hàm lượng cao lecithin không chỉ được ghi nhận tốt cho sự phát triển trí não của bé; mà nó cũng có tác động tích cực tới não bộ của người mẹ. Nghiên cứu cho thấy, những người mẹ ăn 1 quả trứng ngỗng mỗi tuần có trí nhớ tốt hơn những người mẹ không dùng loại trứng này.

Bà bầu phòng ngừa cảm lạnh tốt hơn nhờ ăn trứng ngỗng

Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi về nồng độ nội tiết tố có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của người mẹ; từ đó mẹ sẽ có nguy cơ cao hơn bị cảm lạnh. Trứng ngỗng là một loại thực phẩm tốt, giàu các dưỡng chất cần thiết; có thể giúp bà bầu nâng cao miễn dịch.

Ăn trứng ngỗng giúp giảm thiểu nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy, trong trứng ngỗng giàu các nhóm axit amin, đặc biệt là axit folic. Đây là các chất đặc biệt quan trọng mà chị em cần bổ sung khi có ý định mang thai hoặc trong thời kỳ mang thai. Do có tác dụng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi; chẳng hạn như khuyết tật ống thần kinh.

Cải thiện sức khỏe của xương cho mẹ, sự phát triển cơ xương khớp của bé 

Trứng ngỗng có hàm lượng canxi cao (khoảng 71 mg canxi trong 100 gram trứng ngỗng). Canxi là chất không thể thiếu giúp cho xương chắc khỏe.

Việc bổ sung đầy đủ canxi trong thời kỳ mang thai sẽ kích thích cơ thể sản sinh các tế bào xương. Làm giảm tình trạng đau nhức xương trong thai kỳ và nguy cơ loãng xương sau này. Song song, canxi cũng rất cần thiết để em bé có thể phát triển toàn diện hệ thống cơ xương khớp.

Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ

Với trứng ngỗng, trọng lượng của trứng lớn, trung bình gần gấp 3 lần trứng gà; nên chỉ ăn bằng 1/3 khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng về tiêu thụ trứng gà.

Điều này tức là trong 1 tuần, bà bầu chỉ nên ăn 1 tới 2 quả trứng ngỗng. Không nên ăn nhiều hơn, vì hàm lượng cholesterol cao trong trứng ngỗng sẽ không tốt cho bà bầu. Mẹ bầu lưu ý nhé! 

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào thì tốt ?

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào ? Thực tế, trứng ngỗng có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Trứng ngỗng có thể làm nguyên liệu cho các món ăn trong bữa chính; hoặc góp mặt vào các bữa ăn phụ của bà bầu.

Bà bầu an trứng ngỗng vào thời điểm nào thì tốt ?

Tuy nhiên, do là loại trứng cung cấp khá nhiều năng lượng; các bà mẹ nên lựa chọn ăn trứng ngỗng vào buổi sáng. Vì đây là thời điểm mà cơ thể cần được bổ sung nhiều năng lượng nhất; để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc ăn trứng ngỗng vào buổi sáng là thời điểm mà cơ thể có khả năng hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất có trong trứng.

Hạn chế ăn trứng ngỗng vào thời điểm trước khi đi ngủ. Vì loại thực phẩm này có thể gây đầy hơi, khó tiêu; làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Có thể chia nhỏ một quả trứng ngỗng ăn thành nhiều lần trong ngày; để tránh gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa. Nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh sau khi ăn trứng.

Cách lựa chọn trứng ngỗng ngon, đảm bảo cho mẹ bầu

Chọn đúng trứng ngỗng tươi mới không chỉ giúp món ăn làm từ trứng ngỗng được thơm ngon. Mà còn giúp đảm bảo các thành phần về dinh dưỡng sau khi trứng được cơ thể hấp thụ.

Để có thể lựa chọn được trứng ngon, đảm bảo, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau.

Lựa chọn các cơ sở cung cấp trứng ngỗng uy tín

Với những mẹ bầu chưa có kinh nghiệm chọn trứng, việc lựa chọn đúng cơ sở cung cấp trứng ngỗng uy tín sẽ đảm bảo hơn trong việc chọn lựa được những quả trứng tươi. Hạn chế tối đa nguy cơ lấy phải trứng hỏng, trứng ung.

Các cửa hàng kinh doanh trứng lớn hoặc siêu thị là một lựa chọn đảm bảo cho các mẹ bầu. Nếu như không có kinh nghiệm chọn trứng.  

Dùng mẹo kinh nghiệm để kiểm tra trứng

  • Quan sát phía ngoài vỏ trứng: Nếu là trứng ngỗng mới đẻ, thường lớp vỏ ngoài của trứng sẽ có lớp phấn mỏng trắng. Trong trường hợp, vỏ của trứng nhẵn bóng, sáng, có vết rạn nứt là trứng đã bị để lâu, kém chất lượng. Khi mẹ bầu sờ vào vỏ của quả trứng, nếu thấy có cảm giác hơi ram ráp, nặng tay, đó là trứng mới.
  • Soi trứng bằng đèn pin: Tay cầm trứng đưa lên cao, tay còn lại dùng đèn pin hoặc dùng ánh sáng mặt trời để soi trứng. Trứng tươi khi quan sát thấy lòng đỏ không di động, nằm ở giữa hoàn chỉnh, lòng trắng trong suốt, màu cam đỏ hoặc hồng nhạt.  
  • Lắc nhẹ trứng: Đưa trứng ngỗng lên tai, lắc nhẹ. Trứng không còn tươi sẽ để lại tiếng động. Trong trường hợp lắc thấy trứng chuyển động mạnh là trứng hỏng, trứng đang ấp dở.
  • Kiểm tra trứng bằng dung dịch muối 10%: Cách này có đôi chút phức tạp hơn. Mẹ bầu cần chuẩn bị dung dịch muối 10% để kiểm tra trứng. Trong trường hợp thả trứng vào dung dịch thấy trứng chìm xuống đáy cốc là trứng mới. Nếu trứng nổi trên mặt nước, trứng này đã không còn mới.
  • Phân biệt trứng ngỗng giả: Trứng tự nhiên khi đập ra sẽ có mùi tanh đặc trưng. Nếu là trứng giả, khi mẹ bầu đập ra sẽ thấy có mùi lạ (chua, hôi).

Như vậy chúng ta đã có được lời giải đáp bà bầu ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào thì tốt. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bà bầu hiểu hơn về loại trứng này và cách lựa chọn trứng phù hợp.

Cập nhật lần cuối : 20-11- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Phù chân ở nữ giới khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 24 Tháng Ba, 2023

Phù chân ở nữ giới khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết mẹ bầu,...

Băng kinh là tình trạng gì? Tình trạng băng kinh có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 13 Tháng Ba, 2023

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới, kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào...

Ra máu báo thai có vón cục không?

Mang Thai

| 20 Tháng Hai, 2023

Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm ở phụ nữ. Tuy nhiên, có...

Quan hệ vài giây có thai được không?

Mang Thai

| 27 Tháng Mười Hai, 2022

Hiện nay nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sức khỏe sinh sản và đặt câu hỏi...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã