Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không ? cách phòng ngừa thế nào

Tham vấn y khoa: NGUYỄN THỊ LUYỆN Ngày đăng: 12-01- 2022

mạng xã hội

Bà bầu bị thủy đậu có sao không ? Đây là căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Bởi nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Chính vì vậy mà mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức; để phòng tránh và biết cách điều trị khi mắc phải căn bệnh này. Bà bầu bị thủy đậu có sao không ? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh thủy đậu là gì ?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh phỏng rạ, bệnh trái rạ; là bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với virus Varicella zoster. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em và có thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần.

Bệnh thủy đậu là gì ?

Bệnh thủy đậu là gì ?

Người bị thủy đậu thường có triệu chứng lâm sàng là sốt, mệt mỏi. Kèm theo đó là nổi những nốt bóng nước khắp cơ thể có đường kính từ 2mm đến 5mm

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu không cao. Tuy nhiên lại có mức độ nghiêm trọng hơn so với những người bình thường mắc bệnh. Thủy đậu có thể lây truyền gián tiếp qua đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng, lây qua không khí

Có 4 giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu; và mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau. Đặc biệt:

  •  Thời kỳ ủ bệnh: Đây là thời kỳ nhiễm vi rút, thời kỳ vi rút trong cơ thể người và thời kỳ khởi phát. Giai đoạn này kéo dài từ 10 đến 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có triệu chứng gì và rất khó nhận biết.
  • Giai đoạn bệnh (khởi phát bệnh): Thời gian khởi phát các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, cơ thể mệt mỏi. Trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên, các nốt ban đỏ có đường kính vài mm bắt đầu xuất hiện. Một số bệnh nhân còn nổi hạch sau tai, kèm theo đau họng.
  • Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu nổi các mụn nước hình tròn, đường kính từ 1-3 mm. Các mụn nước có thể gây ngứa, rát và rất khó chịu.

Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống.

Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn; dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu khi mang thai

Thời gian ủ bệnh của bệnh thủy đậu khi mang thai khoảng 14-15 ngày. Sau giai đoạn này, bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là xuất hiện các mụn nước trên bề mặt da, niêm mạc. Các nốt này có dạng sần sùi và gây ngứa khắp người. Ngoài ra, người bệnh có các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, cơ thể mệt mỏi.

Ban đầu bệnh thủy đậu và mụn nước trông giống như phát ban. Chúng mọc rất thưa và thường mọc theo từng đợt. Do đó, trên cùng một vùng da, chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều nốt thủy đậu với kích thước to nhỏ khác nhau, có màu đỏ và có vảy.

Các nốt thủy đậu nếu bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ chảy mủ, sưng tấy và rất ngứa. Nếu gãi sẽ làm trầy xước da và dễ để lại sẹo thâm.

Nói chung, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời; bệnh thường tiến triển thành một diễn biến lành tính: các loại đậu thường khan hiếm và sức khỏe của trẻ ít thay đổi. Đến ngày thứ 4 hoặc thứ 6, các nốt ban đóng vảy và có màu nâu đen. Một tuần sau, vảy bong ra không để lại sẹo. Tôi khỏi bệnh.

Những trường hợp nặng, đậu mọc dày chi chít, tới hơn một nghìn nốt; đậu mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Người lớn cũng mắc, bệnh thường nặng: người bệnh thường sốt cao 39 – 40 độ C, có người còn trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng dày hơn có khi có máu. 

Bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Thủy đậu thường lành tính và ít để lại di chứng với người bình thường. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai vì khả năng bảo vệ suy giảm nên có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bà bầu bị thủy đậu có nguy cơ sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi; đặc biệt là trong khoảng 13 tuần đến 20 tuần mang thai. Trẻ sơ sinh lây nhiễm thủy đậu từ mẹ có khả năng tử vong đến 30%. 

Thai phụ có thể viêm phổi khi nhiễm virus varicella đến 20% và có nguy cơ tử vong lên đến 40%. Phụ nữ mang thai có tỷ lệ tử vong do bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người mắc bệnh và có diễn biến nặng hơn.

Khi mang thai bị thủy đậu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm; như: viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm khuẩn thứ phát. 

Bà bầu bị thủy đậu có sao không ?

Bà bầu bị thủy đậu có sao không ?

Tùy theo trường hợp bà bầu đã tiêm vắc xin hay chưa mà bệnh sẽ có diễn biến nặng nhẹ khác nhau. 

  • Trường hợp nếu trước khi mang bầu đã tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu hoặc đã từng bị thủy đậu thì không cần quá lo lắng về nguy cơ mắc bệnh. Vì trong cơ thể lúc này đã có kháng thể chống bệnh; nên tỷ lệ nhiễm virus thủy đậu sẽ ít hơn. Mẹ bầu chỉ cần theo dõi sức khỏe và thăm khám thai định kỳ để phòng tránh bệnh.
  • Trong trường hợp mẹ bầu chưa tiêm vắc xin trước đó và chưa từng bị thủy đậu thì nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm thủy đậu; thì nên đến cơ sở y tế để được theo dõi tình trạng sức khỏe và có biện pháp sớm.

Bà bầu bị thủy đậu có sao không ? Những vết mụn nước khi bị thủy đậu có thể vỡ ra gây nhiễm trùng và để lại sẹo cho bà bầu. Nguy hiểm hơn là bội nhiễm vi khuẩn, các nốt mụn nước thành mủ ăn sâu vào da; ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Vào mỗi giai đoạn thai kỳ, nếu bị thủy đậu sẽ ảnh hưởng sức khỏe của bé cụ thể: 

Thời điểm 3 tháng đầu mang thai đặc biệt là ở tuần thứ 8; khi mẹ bầu bị thủy đậu có thể khiến thai nhi mắc thủy đậu bẩm sinh. Để lại sẹo ở da, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể; chậm phát triển tâm thần, nhẹ cân.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ đặc biệt sau tuần 20 thì hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu mẹ bầu bị thủy đậu ở tháng cuối trước khi sinh và sau khi sinh thì trẻ dễ bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa .Do chưa đủ kháng thể để chống lại virus gây bệnh.

Bà bầu bị thủy đậu rất nguy hiểm, nên chú ý và theo dõi sức khỏe bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao

Bà bầu bị thủy đậu nên đến các cơ sở để kiểm tra sức khỏe thật kỹ để các bác sĩ có phương hướng điều trị theo từng giai đoạn của bệnh. Động thời kết hợp nghỉ ngơi, uống nhiều nước và giữ vệ sinh; tránh làm vỡ bóng nước để không gây bội nhiễm. 

Đối với trường hợp thai phụ bị thủy đậu diễn biến nặng có nguy cơ viêm phổi; thì cần nhập viện sớm để điều trị với thuốc chống virus cao qua đường tĩnh mạch.

Phụ nữ có thai là đối tượng nguy cơ gặp biến chứng thủy đậu cao. Vì vậy đối với những trường hợp có phơi nhiễm với bệnh và chưa chủng ngừa trước đó; thì các bác sĩ có thể dùng vắc xin Varicella zoster immune globulin để chống lại virus thủy đậu.

Tuy nhiên, vắc xin này chỉ có tác dụng với mẹ chứ không thể phòng bệnh cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Vì vậy sau khi bé ra đời nên dùng vắc xin cho trẻ theo đúng phác đồ tiêm chủng.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu khi mang thai

Mẹ bầu nên chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu để tránh những vấn đề về biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Phòng ngừa bệnh thủy đậu khi mang thai bằng những cách sau:

  • Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng để phòng tránh bệnh.
  • Không được thăm hỏi hay chăm sóc người bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, không tiếp xúc với người bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đảm bảo môi trường xung quanh được thông thoáng và làm sạch.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  • Nếu lỡ tiếp xúc với người bệnh cần báo với bác sĩ để được điều trị trong vòng 4 ngày sau khi tiếp xúc.
  • Nếu mắc bệnh nên tự chủ động cách ly để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Thăm khám thai thường xuyên và theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích và biết được bà bầu bị thủy đậu có sao không. Từ đó biết cách phòng chống và bảo vệ sức khỏe của mình.

Cập nhật lần cuối : 12-01- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Phù chân ở nữ giới khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 24 Tháng Ba, 2023

Phù chân ở nữ giới khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết mẹ bầu,...

Băng kinh là tình trạng gì? Tình trạng băng kinh có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 13 Tháng Ba, 2023

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới, kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào...

Ra máu báo thai có vón cục không?

Mang Thai

| 20 Tháng Hai, 2023

Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm ở phụ nữ. Tuy nhiên, có...

Quan hệ vài giây có thai được không?

Mang Thai

| 27 Tháng Mười Hai, 2022

Hiện nay nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sức khỏe sinh sản và đặt câu hỏi...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã