Bà bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không ? người mẹ nào cũng muốn thấy con mình phát triển từng ngày, nhưng siêu âm nhiều có tốt ?
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng mong muốn được nhìn thấy sự phát triển từng ngày của con yêu. Do đó, có nhiều mẹ bầu thường xuyên đi khám và siêu âm thai trong những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, liệu việc bà bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không ? Có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không ? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các băn khoăn liên quan đến vấn đề này.
Siêu âm thai 3 tháng đầu cho biết điều gì ?
3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt , khoảng thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 là thời điểm thai nhi dễ xuất hiện dị tật nhất.
Bởi vào lúc này bào thai mới đang ở giai đoạn phôi; vừa mới được cấu thành nên rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Do đó, bất kỳ tác động bất lợi nào trong khoảng thời gian này cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi; khiến thai bị dị tật và dị dạng.
Siêu âm 3 tháng đầu mang thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm; để ghi lại những hình ảnh về sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Phương pháp này không gây xâm lấn, không gây đau. Nên rất an toàn để theo dõi và quan sát sự phát triển của thai nhi; đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Việc siêu âm thai trong thời gian 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ bầu biết được những thông tin như sau:
- Xác định chắc chắn mình đã mang thai, vị trí của thai nhi trong cơ thể người mẹ, số lượng thai nhi.
- Tính tuổi thai và xác định ngày dự sinh.
- Xác định nhịp tim thai.
- Chẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh sớm ở thai nhi; như hội chứng Down, Trisomy 18, Patau, thoát vị cơ hoành… Việc phát hiện sớm những dị tật thai nhi này sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định kịp thời và phù hợp.
Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì việc siêu âm vẫn chưa thể phát hiện được một số dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như nứt đốt sống. Có một số dị tật mẹ bầu sẽ phải chờ đến siêu âm ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ thì mới có thể phát hiện được.
Phương pháp siêu âm thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ
Thông thường, trong giai đoạn này, các bác sĩ sẽ tư vấn cho các chị em thực hiện siêu âm đầu dò qua đường âm đạo, thay vì siêu âm thành bụng. Bởi phôi thai vào lúc này vẫn còn nhỏ; nên việc siêu âm thành bụng vào lúc này sẽ rất khó để quan sát hình ảnh của thai nhi.
Phương pháp siêu âm thành bụng sẽ được tiến hành từ tuần thai thứ 12 trở đi. Để tầm soát sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất.
Khi đi thăm khám hoặc siêu âm thai 3 tháng đầu, các chị em nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát; tuyệt đối không quá bó sát, khó kéo, khó cởi. Bởi trong quá trình siêu âm, thai phụ sẽ được bác sĩ yêu cầu vén áo, để lộ vùng bụng.
Hình ảnh siêu âm thai 3 tháng đầu
Siêu âm thai 3 tháng đầu sẽ cho kết quả hình ảnh của thai nhi theo từng giai đoạn như sau:
- 6 tuần đầu: Quan sát được túi noãn hoàng là một vòng tròn có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 5-6 mm; có màu trắng bên trong túi thai, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong thời gian đầu.
- 7 tuần: Có thể nhìn thấy phôi thai và nghe được nhịp tim thai.
- 8 tuần: Hình ảnh phôi thai rõ rệt hơn, có chiều dài 1 -2 cm.
- 10 tuần: Thai nhi đã có sự thay đổi rõ ràng hơn về kích thước, lên đến 3cm, nghe thấy rõ tim thai.
- Tuần 11 – 12: Chiều dài thai nhi lên đến 5 – 6cm, thai phụ sẽ được đo độ mờ da gáy; kiểm tra vị trí bánh nhau, tử cung, tình trạng nước ối. Trong lần siêu âm này, các bác sĩ cũng sẽ quan sát các bộ phận của thai nhi như: cánh tay, chân, đầu, ngực, cột sống, tim, tiêu hóa, tiết niệu… xem chúng có phát triển bình thường hay không.
Quá trình siêu âm thai 3 tháng đầu diễn ra như thế nào ?
Thông thường, một quy trình siêu âm thai sẽ trải qua các bước như sau:
Đối với siêu âm thành bụng:
- Các sản phụ sẽ nằm ngửa trên bàn khám và vén áo để bộc lộ toàn bộ vùng bụng.
- Tiếp theo, các bác sĩ sẽ bôi một loại gel bôi trơn đặc biệt lên vị trí cần kiểm tra. Sau đó, các bác sĩ sẽ đặt đầu dò và di chuyển đầu dò qua lại tại khu vực này; để ghi lại các hình ảnh mong muốn.
- Trong lúc đó, các chị em có thể nhìn lên màn hình để quan sát bé yêu.
Đối với siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo:
- Các thai phụ sẽ được yêu cầu mặc một loại áo choàng đặc biệt; hoặc cởi bỏ trang phục từ phần eo trở xuống.
- Các thai phụ sẽ được hướng dẫn nằm lên bàn khám và gác hai chân vào bàn đạp (tương tự như khi khám phụ khoa).
- Trước hết, bác sĩ sẽ bọc đầu dò trong một vỏ nhựa (giống như bao cao su); rồi bôi trơn nó bằng một loại gel đặc biệt.
- Sau đó đưa nó vào trong âm đạo và di chuyển đến các vị trí khác nhau để khảo sát và ghi lại những hình ảnh cần thiết. Tùy thuộc vào vị trí và độ tuổi của thai nhi; mà sản phụ có thể nhìn thấy các bộ phận khác nhau như khuôn mặt, tay, chân,… của trẻ.
- Sau khi quá trình siêu âm kết thúc, bác sĩ sẽ từ từ đưa đầu dò ra ngoài.
Bà bầu siêu âm thai nhiều lần trong 3 tháng đầu có sao không ?
Trên thực tế, có rất nhiều thai phụ, đặc biệt là các chị em mới mang thai lần đầu có tâm lý lo lắng; muốn liên tục kiểm tra sự phát triển thai nhi trong những tháng đầu của thai kỳ.
Chính điều này khiến họ đi khám và siêu âm thai nhiều lần trong một tháng. Nhưng liệu việc bà bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không ? Có gây hại cho thai nhi hay không?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc siêu âm không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đáng kể đối với sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên quá lạm dụng siêu âm mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ gây tốn kém về mặt chi phí; mà còn mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi.
Bác sĩ chuyên khoa cho rằng, trong suốt giai đoạn mang thai sẽ có 7 mốc siêu âm quan trọng nhất mà các mẹ bầu không thể bỏ qua. Đó là tuần thứ 5-6, tuần thứ 8, tuần thứ 11-13, tuần thứ 16-20, tuần thứ 22-28, tuần 32-36 và tuần thứ 36-40.
Đối với những thai phụ đang gặp phải các vấn đề bất thường như: tiểu đường, cao huyết áp,… thì số lần khám thai và siêu âm thai sẽ nhiều hơn bình thường.
Lịch siêu âm thai 3 tháng đầu
Mặc dù việc siêu âm thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là hết sức cần thiết; để giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nhưng các thai phụ không nên đi siêu âm quá nhiều; thay vào đó cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là 3 mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu bắt buộc phải ghi nhớ:
- Tuần 12 – 14 thai kỳ.
- Tuần 16 – 20 thai kỳ.
- Tuần 22-28 thai kỳ.
- Tuần 32 – 36 thai kỳ.
Chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ. Do đó, trong giai đoạn này, các mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ; để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con. Dưới đây là một số điều mà các mẹ bầu cần phải lưu ý trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ:
Đi giày đế thấp
Đây là điều quan trọng mà thai phụ cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu. Việc đi giày cao gót rất dễ khiến các chị em bị vấp, té ngã; có thể dẫn đến động thai, sảy thai.
Do đó, các thai phụ nên lựa chọn những đôi giày đế bằng, có kích thước vừa vặn, thoải mái.
Tránh sử dụng các chất kích thích
Việc sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sản phụ; cũng như sự phát triển của thai nhi. Thai nhi có thể gặp phải các dị tật bẩm sinh; kém phát triển cả về trí não và thể chất,…
Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải chú ý hạn chế ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài. Việc đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ khiến thai phụ dễ bị đau đầu gối và phù nề chân..
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế vắt chéo chân khi ngồi làm việc. Bởi việc làm này có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu xuống chân; dẫn đến tình trạng chuột rút, thậm chí có thể gây giãn tĩnh mạch.
Tránh vận động mạnh, làm việc quá nặng nhọc
Đặc biệt vào những tháng đầu của thai kỳ, các thai phụ không được khiêng vác vật nặng hay làm việc quá nặng nhọc. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi; thậm chí làm tăng nguy cơ bị sa tử cung.
Thai phụ nên làm việc vừa sức, dành thời gian nghỉ ngơi điều độ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên mang vác đồ quá nặng; nếu cần có thể nhờ người khác giúp đỡ.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học
Mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm tươi; tránh ăn các món ăn tái sống, chưa được nấu chín, sữa chưa được tiệt trùng. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao cũng nên được hạn chế tiêu thụ; để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh và trí não của trẻ.
Duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ
Người mẹ cần duy trì một tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực; để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể thực hiện một số hoạt động thể chất nhẹ nhàng, vừa sức; như: đi bộ, yoga, bơi lội,… để tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng ngừa trầm cảm sau sinh.
Mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn có thể giải đáp được băn khoăn bà bầu siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có sao không. Cũng như biết được nên đi siêu âm vào thời điểm nào là tốt nhất.