Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Bụng bầu ngồi có ngấn không ? Cách phân biệt bụng béo và bụng bầu

Tham vấn y khoa: NGUYỄN THỊ LUYỆN Ngày đăng: 15-02- 2022

mạng xã hội

Bụng bầu ngồi có ngấn không ? Mang thai là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm. Tất cả sự thay đổi lúc này đều khiến mẹ bầu quan tâm.

Trong đó nhiều mẹ quan sát sự thay đổi vòng bụng khi mang thai ngay cả khi đứng hoặc ngồi.

Nhìn bụng như thế nào biết có thai

Nhìn bụng như thế nào biết có thai

Nhìn bụng như thế nào biết có thai

Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại; có nhiều phương pháp chẩn đoán xác định có thai sớm được áp dụng. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại muốn biết sự thay đổi của vòng bụng khi mang thai như thế nào. Cách nhận biết bụng bầu khi có thai.

Thông thường, khi mang thai, hầu hết cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Trong rất nhiều sự thay đổi ấy thì vòng bụng bầu lớn dần là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng hơn đối với những mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 3 trở đi. Đối với phụ nữ mang thai thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất thật khó nhận biết qua hình dáng bụng bầu. Đặc biệt với những phụ nữ có vòng eo nhỏ gọn.

Mặc dù vậy bạn vẫn có thể nhận biết có thai khi nhìn hình dáng bụng. Theo chuyên gia sản phụ khoa, cùng với sự phát triển lớn lên từng ngày của thai nhi; thì vòng bụng của mẹ bắt đầu có sự thay đổi.

Khác với những người tăng cân béo phì vùng bụng. Mẹ bầu sẽ thấy bụng của mình to hơn, cứng hơn; nhưng tròn chủ yếu phía bụng dưới.

Theo đó, vòng bụng sẽ bắt đầu thay đổi từ khi mẹ mang thai mặc dù thời gian đầu chưa rõ rệt. Lúc này có thể vòng bụng của mẹ đã tăng lên đến vài cm rồi. Bằng mắt thường nếu nhìn chi tiết có thể dễ dàng nhận thấy điều này.

Ở mỗi người phụ nữ, có những mẹ bầu mang thai bụng nhô lên nhanh chóng và rõ rệt. Nhưng cũng có trường hợp bụng bầu nhỏ, sự thay đổi vòng bụng bầu chậm hơn. Đây cũng là dấu hiệu bình thường mà mẹ không cần lo lắng. Chỉ cần chú ý đến thăm khám và theo dõi thai định kỳ để biết rằng em bé của mẹ vẫn phát triển ổn định.

3 tháng đầu thai kỳ bụng bầu ngồi có ngấn không ?

Thời điểm mang thai 3 tháng đầu thuộc thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này mẹ bầu đang dần làm quen với sự có mặt của em bé trong cơ thể mình. Cùng với đó là nhiều dấu hiệu thay đổi, đặc biệt điển hình với dấu hiệu ốm nghén; khiến mẹ cảm thấy khá mệt mỏi thời điểm này.

Đối với vấn đề 3 tháng đầu mang thai bụng bầu ngồi có ngấn không ? chuyên gia sản phụ khoa cho biết: bụng bầu 3 tháng đầu hầu như rất ít có sự thay đổi về vòng bụng nếu chỉ quan sát sơ qua. Đối với những mẹ bầu có vòng eo nhỏ; thì thời kỳ mang thai 3 tháng đầu có thể ngồi không thấy ngấn bụng.

Bụng bầu ngồi có ngấn không

Bụng bầu ngồi có ngấn không

Nhưng ngược lại với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nhưng có dấu hiệu tăng cân đáng kể; hoặc trước đó gặp phải tình trạng thừa cân, vòng eo lớn, nhiều mỡ bụng… thì việc có ngấn bụng khi ngồi là hoàn toàn có thể xảy ra.

Như vậy, có thể kết luận 3 tháng đầu có ngấn bụng khi ngồi có thể có hoặc không có; tùy thuộc vào từng thể trạng của mẹ bầu. Tuy nhiên, điều này không quá quan trọng mà mẹ không cần lo lắng. Hãy chú ý đến sức khỏe nhiều hơn; chế độ dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày.

Trong 3 tháng đầu nên chú ý đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý; thăm khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của em bé.

Cách phân biệt bụng mập với bụng bầu

Để phân biệt bụng mập với bụng bầu, bạn cần phải quan sát sự thay đổi từng chi tiết nhỏ để có thể nhận biết. Theo bác sĩ Sản phụ khoa có 2 cách phổ biến giúp bạn phân biệt bụng bầu và bụng béo, như sau:

Bụng bầu cứng, tròn hơn so với bụng béo

Đây là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất. Đối với những người phụ nữ mang thai dù là những tháng đầu; bụng dưới có xu hướng cứng và tròn hơn bình thường. Khi bạn chạm vào bụng sẽ nhận thấy rõ điều này. Sự khác biệt này do thai nhi hình thành phát triển lớn từng ngày; cùng với đó là sự giãn nở của tử cung.

Ngược lại những người không mang bầu mà do béo bụng sẽ có dấu hiệu mô mỡ chảy xệ, nhão trùng xuống phía dưới. Tạo thành nhiều ngấn dù ngồi hay đứng đều có thể nhìn nhận rõ.

Bụng bầu thường có dấu vết rạn chân bụng

Dấu hiệu này khá đơn giản mà nhiều người không chú ý tới. Nhưng bạn có biết thông qua mắt thường có thể phát hiện ở vành bụng, chân bụng gần phía rốn sẽ nổi lên những vết rạn xuất hiện dù nhỏ hay lớn. Đây chính là biểu hiện của bụng bầu. Ngược lại đối với bụng béo sẽ không có hiện tượng này xảy ra.

Cách phân biệt bụng mập với bụng bầu

Cách phân biệt bụng mập với bụng bầu

Biểu hiện khác

Dưới đây là một số những biểu hiện khác của bụng béo khác với bụng bầu mà bạn có thể tham khảo, như sau:

Biểu hiện béo bụng trên: Hầu hết các trường hợp béo bụng trên nguyên nhân do chế độ ăn uống không khoa học. Chị em gặp phải tình trạng căng thẳng, stress, thường xuyên uống bia rượu. Béo bụng trên thường gặp nhiều ở phụ nữ trung tuổi do lượng mỡ thừa tích tụ lâu ngày.

Béo bụng dưới: Béo hai bên eo hoặc hông: Những trường hợp này thường gặp ở những chị em làm công việc văn phòng ít vận động. Khi đó máu khó có thể lưu thông tốt dẫn tới tình trạng tích tụ mỡ thừa phần hông và eo. Biểu hiện ngấn mỡ, mặc quần bó sát sẽ nhận thấy rõ ràng nhất.

Béo toàn phần bụng: Đây là hình thức béo bụng gặp phải nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu do chị em ít vận động; nhưng dung nạp loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Biểu hiện bụng to và căng chướng như hình quả táo khi ngồi.

Bụng béo như đang mang bầu phải làm sao ?

Đối với những trường hợp chị em béo bụng như mang bầu, cần phải chú ý những điều dưới đây:

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày:

Đây được cho là một trong những nguyên tắc đáng lưu ý đối với những chị em béo bụng và muốn giảm mỡ bụng. Thay vì ăn 3 bữa sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động quá mức; bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ.

Như vậy lượng calo nạp vào cơ thể không quá nhiều, mức độ đốt cháy năng lượng cũng tích cực hơn. Góp phần giúp bạn ngăn chặn giảm béo mỡ bụng.

Nạp nhiều protein:

Có thể nói protein thiết yếu trong hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng. Việc bổ sung protein trong bữa ăn là biện pháp giúp cơ săn chắc, loại bỏ mỡ thừa rất tốt.

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ:

Những loại thực phẩm rau củ thường chứa nhiều chất xơ, ít calo. Điều này rất tốt đối với những người bị béo bụng. Tốt nhất bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm này, gồm: bông cải xanh, súp lơ….

Cắt giảm lượng đường:

Các loại đồ ngọt, đường sữa chị em nên hạn chế nếu như muốn giữ vòng bụng thon gọn. Mặc dù các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe; nhưng nếu chọn sữa không phù hợp với lượng đường cao có thể gia tăng nguy cơ tích tụ mỡ thừa tại vùng bụng. Chính vì thế nếu muốn giảm mỡ bụng, bạn cần chú ý hơn nữa điều này.

Thường xuyên uống nước, tránh đồ uống có gas, có cồn:

Đây là một trong những nguyên tắc chính và cơ bản khi chị em muốn có một sức khỏe tốt; tránh tích tụ lượng mỡ thừa vùng bụng. Theo đó, mỗi ngày chị em nên uống đủ nước khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày; không nên uống các loại nước ngọt có gas, bia….

Chú ý theo dõi lượng thức ăn hàng ngày:

Hầu hết mọi người đều biết rằng những gì chúng ta ăn uống hàng ngày có sức ảnh hưởng lớn đến cân nặng, tích tụ gây béo bụng. Chính vì thế nên xây dựng cho mình một khẩu phần ăn hợp lý; để có thể đủ sức khỏe nhưng không tăng cân.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn:

Chị em chú ý nếu xuất hiện tình trạng béo bụng thì nên luyện tập thể dục thể thao hàng (mỗi ngày khoảng 40 phút). Ưu tiên các bài tập giảm mỡ bụng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Chú ý: điều quan trọng nữa đó là chị em cần phải kiên trì trong luyện tập; cũng như chế độ ăn uống theo nguyên tắc và kế hoạch đã đề ra. Có như vậy việc rèn luyện giảm mỡ bụng mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu như mong muốn.

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được thông tin bụng bầu ngồi có ngấn không. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe nhé. 

Cập nhật lần cuối : 15-02- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Phù chân ở nữ giới khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 24 Tháng Ba, 2023

Phù chân ở nữ giới khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết mẹ bầu,...

Băng kinh là tình trạng gì? Tình trạng băng kinh có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 13 Tháng Ba, 2023

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới, kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào...

Ra máu báo thai có vón cục không?

Mang Thai

| 20 Tháng Hai, 2023

Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm ở phụ nữ. Tuy nhiên, có...

Quan hệ vài giây có thai được không?

Mang Thai

| 27 Tháng Mười Hai, 2022

Hiện nay nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sức khỏe sinh sản và đặt câu hỏi...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã