Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Chỉ số MCHC trong máu là gì ? Những điều cần biết về chỉ số MCHC

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 20-11- 2021

mạng xã hội

Chỉ số mchc trong máu là gì ? Đây là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu. Cùng tìm hiểu về chỉ số MCHC sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Chỉ số xét nghiệm máu MCHC là gì ?

Mchc là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration. Có nghĩa là nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu. Chỉ số mchc được phát hiện thông qua việc một người thực hiện xét nghiệm công thức máu.

Ý nghĩa chỉ số MCHC trong máu là gì ?

Ý nghĩa chỉ số MCHC trong máu là gì ?

Ở phương pháp này, các mẫu xét nghiệm máu sẽ được nhân viên y tế thu giữ và chuyển tới phòng xét nghiệm; để phân tích các công thức, thành phần có trong máu. Qua mchc, các bác sĩ có thể đánh giá, nhận biết, chẩn đoán nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe của người làm xét nghiệm.

Hiện nay, kiểm tra mchc có thể được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế. Do nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán tình trạng sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về máu.

Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm máu MCHC

Bình thường, mchc có thể được chỉ định với bất cứ trường hợp nào khi có nhu cầu thăm khám sức khỏe. Đặc biệt, chỉ số xét nghiệm máu mchc có ý nghĩa quan trọng; nhất là trong việc chẩn đoán tình trạng thiếu máu và các nguyên nhân gây bệnh.

Do đó, khi một người có các biểu hiện của thiếu máu như mệt mỏi, choáng váng, da dẻ nhợt nhạt… thì mchc sẽ được chỉ định đầu tiên, Nhằm xác định nồng độ huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu.

Một người sẽ được coi là bình thường nếu chỉ số mchc trung bình đo được đạt trong khoảng 316-372 g/L. Điều này có nghĩa khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu đang diễn ra ổn định, không có gì đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu một người có ngưỡng chỉ số mchc thấp hoặc cao hơn; đó là dấu hiệu cho thấy người đó có thể đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Các bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng kết hợp thêm các xét nghiệm, siêu âm khác. Để có thể chẩn đoán chính xác các vấn đề mà người làm xét nghiệm gặp phải.   

Chỉ số MCHC thấp cảnh báo bệnh gì ?

Nếu như chỉ số mchc thấp, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, điển hình như:

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về máu. Thiếu máu được định nghĩa là tình trạng lượng huyết sắc tố hemoglobin cùng hồng cầu bị suy giảm. Khiến cho các tế bào của cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để thực hiện các chức năng quan trọng.

Mặt khác, sắt là nguyên tố vi lượng rất quan trọng giúp cấu tạo nên huyết sắc tố hemoglobin của cơ thể. Việc thiếu đi nguyên tố vi lượng này, đặc biệt là trong thời gian dài sẽ khiến lượng hemoglobin sụt giảm; dẫn tới bệnh lý thiếu máu. Khi đó, xét nghiệm sẽ cho thấy chỉ số mchc thấp hơn ngưỡng bình thường.

Thông thường, một người sẽ được chỉ định kiểm tra chỉ số mchc; khi bác sĩ nhận thấy người bệnh có các biểu hiện của tình trạng thiếu máu như:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt;
  • Cơ thể uể oải, thiếu sức sống và năng lượng;
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Ở phụ nữ sẽ có thêm biểu hiện rối loạn kinh nguyệt.
Chỉ số MCHC thấp cảnh báo bệnh gì ?

Chỉ số MCHC thấp cảnh báo bệnh gì ?

Bệnh thalassemia

Thalassemia hay bệnh tan máu có tỷ lệ mắc phải khá cao trong các bệnh bẩm sinh. Việc điều trị thalassemia rất tốn kém và nguy cơ tử vong cao.

Những người mắc bệnh  thalassemia thường có cơ thể yếu ớt, giảm khả năng sinh hoạt, lao động. Nên thường là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bệnh thalassemia xảy ra khi một người bị thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Sắt khi vào cơ thể của người mắc bệnh thalassemia sẽ không thể tham gia vào quá trình tạo hemoglobin. Điều này dẫn tượng cơ thể bị thiếu máu và thừa sắt, gây nguy hiểm tính mạng.

Chẩn đoán và điều trị sớm thalassemia là cách duy nhất để nâng cao tuổi thọ; cải thiện khả năng sinh hoạt cho người bệnh. Xét nghiệm công thức máu với chỉ số mchc có thể giúp bác sĩ phát hiện thalassemia.

Thông thường, người bệnh thalassemia sẽ có các triệu chứng:

  • Chậm phát triển thể chất so với người đồng trang lứa;
  • Cơ thể mệt mỏi, sức yếu, thở nông;
  • Da vàng, nhợt nhạt;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Xương biến dạng;
  • Lách to hơn bình thường.

Chứng tăng hồng cầu lưới

Hồng cầu lưới là những tế bào máu chưa trưởng thành được tủy xương sản xuất. Thông qua xét nghiệm mchc, các bác sĩ có thể nhận biết được số lượng hồng cầu lưới. Từ đó góp phần hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý nhất định liên quan tới máu.

Thông qua xét nghiệm mchc, trong trường hợp nhận thấy hồng cầu lưới gia tăng bất thường. Điều này có thể chỉ ra rằng bệnh nhân đang bị mất nhiều máu hoặc những bệnh lý làm giảm tế bào hồng cầu; chẳng hạn như thiếu máu tán huyết.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là tình trạng các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng, virus,… phát triển và tấn công tới các cơ quan của cơ thể; gây ra triệu chứng mệt mỏi, nôn mửa, ho, hắt hơi, sốt,…

Khi cơ thể bị nhiễm trùng, xét nghiệm công thức máu có thể nhận thấy chỉ số mchc thấp hơn so với ngưỡng bình thường.

Các bệnh lý khi chỉ số MCHC cao

Ngược lại, chỉ số mchc cao cũng có thể chỉ ra các bệnh lý; các vấn đề khác nhau liên quan tới sức khỏe. Cụ thể là:

Chỉ số MCHC cao cũng là dấu hiệu bất thường về sức khỏe

Chỉ số MCHC cao cũng là dấu hiệu bất thường về sức khỏe

Tan máu

Tan máu là một bệnh lý liên quan tới tình trạng hồng cầu bị phá hủy sớm.Thời gian sống của hồng cầu ngắn (dưới 120 ngày).

Xét nghiệm mchc thường được chỉ định khi người bệnh có các biểu hiện của tan máu. Như da dẻ xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, lách to,…

Thiếu vitamin

Vitamin được hiểu là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể thông thể tự tổng hợp. Thay vào đó, chúng được cơ thể hấp thụ nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.

Vitamin có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể, nhìn chung nhất là:

  • Chúng tham gia vào các hoạt động của tế bào, là yếu tố không thể thiếu để tế bào duy trì các hoạt động sống;
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất bên trong cơ thể;
  • Tham gia vào hệ thống miễn dịch.

Trên thực tế, mỗi loại vitamin sẽ có vai trò, chức năng riêng đối với cơ thể. Một số vitamin phổ biến có thể kể đến như vitamin A, B, C, D, E, K,…

Trong trường hợp chỉ số mchc tăng, điều này có thể chỉ ra một người đang bị thiếu vitamin B12.   

 Hereditary Spherocytosis

Hereditary Spherocytosis là một bệnh lý liên quan tới sự bất thường về hình dạng của hồng cầu. Cụ thể là thay vì có hình dạng đĩa 2 mặt, phẳng, dẹt, spherocytosis khiến hồng cầu có hình cầu.

Những người bị Hereditary Spherocytosis thường sẽ có chỉ số mchc cao hơn bình thường.

Agglutinin lạnh

Agglutinin lạnh là một bệnh lý tự miễn; trong đó các kháng thể của cơ thể sẽ tấn công các tế bào hồng cầu khi gặp nhiệt độ lạnh.

Các biểu hiện của agglutinin lạnh như chóng mặt, đau đầu, đau lưng, đau các khớp, đau ngực, chân tay lạnh buốt,…

Những bệnh nhân agglutinin lạnh có xu hướng chỉ số mchc cao hơn bình thường.

Cách duy trì chỉ số MCHC bình thường

Duy trì chỉ số mchc bình thường là yếu tố để có được một cơ thể khỏe mạnh; phòng chống các bệnh về máu. Để duy trì được chỉ số này, điều đầu tiên chính là mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ; làm xét nghiệm công thức máu thường xuyên. Để từ đó nhận biết, đánh giá chỉ số mchc đang ở ngưỡng như thế nào.

Trong trường hợp chỉ số mchc thấp

Tuân thủ các điều trị của bác sĩ về các bệnh lý khiến cho chỉ số mchc thấp. Đặc biệt, cần chú ý ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là chất sắt.

Thực tế cho thấy, thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm chỉ số mchc. Cùng với thuốc, sắt có thể được bổ sung tự nhiên qua một số loại thực phẩm như trứng, gan, thịt, cá,…

Cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, trà, cà phê… Vì chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Trong trường hợp chỉ số mchc cao

Tương tự như mchc thấp, khi phát hiện chỉ số mchc cao; hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để điều chỉnh chỉ số này trở về ngưỡng bình thường. 

Cùng với đó, mọi người nên bổ sung nhiều hơn vitamin B12. Vitamin này thường có trong các loại thịt (thịt bò, thịt gà), gan,… Hạn chế dùng bia, rượu, trà, cà phê,…

Thay đổi lối sống, duy trì các hoạt động lành mạnh; như ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao đều đặn,…

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu xong chỉ số mchc trong máu là gì. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số MCHC, và các loại xét nghiệm máu.

Cập nhật lần cuối : 20-11- 2021

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Lối sống lành mạnh, cẩm nang để sống lành mạnh hơn cho nam giới

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 28 Tháng Tám, 2023

Sức khoẻ thể chất và cả tinh thần là yếu tố rất rất quan trọng đối với mỗi người; và...

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ?

Xét Nghiệm

| 14 Tháng Hai, 2022

Xét nghiệm albumin nước tiểu được thực hiện như thế nào ? Những yếu tố nào làm ảnh...

Leukocytes là gì ? Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng có nguy hiểm ?

Xét Nghiệm

| 8 Tháng Hai, 2022

Chỉ số leukocytes trong nước tiểu tăng cao thì đây có thể là “tín hiệu” cảnh báo một số...

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ?

Xét Nghiệm

| 26 Tháng Mười Một, 2021

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh lậu không ? Những xét nghiệm cần phải thực hiện là gì ?...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã