Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được ? bao lâu thuốc đủ tan để chị em có thể vận động và sinh hoạt bình thường.
Đặt thuốc phụ khoa là một trong những cách phổ biến thông dụng trong điều trị bệnh lý do vi khuẩn, nấm, viêm nhiễm vùng sinh dục. Tuy nhiên, để thuốc phụ khoa phát huy tối đa tác dụng, chị em cần phải biết làm sao để đặt thuốc đúng cách.
Nội dung chia sẻ được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế- CKI- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, nguyên trưởng khoa trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế.
Các loại thuốc đặt phụ khoa hiện nay
Thuốc đặt phụ khoa là loại thuốc có thể dùng trong điều trị các bệnh lý có liên quan đến nhiễm trùng âm đạo, âm hộ hoặc các bệnh viêm nhiễm khác. Không giống thuốc đường uống, chị em có thể sử dụng thuốc phụ khoa đặt trực tiếp bên trong âm đạo nhằm điều trị viêm nhiễm.
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc đặt phụ khoa khác nhau với những công dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh khác nhau, sử dụng đơn giản. Một số loại thuốc đáng chú ý như:
- Thuốc đặt phụ khoa có chứa một kháng sinh: loại này thường được sử dụng để điều trị một tác nhân gây bệnh suy nhất, thuốc do bác sĩ kê đơn sau khi khám và làm xét nghiệm chẩn đoán.
- Thuốc đặt chứa nhiều kháng sinh: nó mang lại hiệu quả tiêu diệt nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Loại này được sử dụng trong điều trị nhiều dạng viêm nhiễm khác nhau.
Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, chị em khi đặt thuốc cần ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
Đang đặt thuốc phụ khoa có đi tiểu được không ?
Bác sĩ Quỳnh Huế cho biết: Nếu như đang đặt thuốc phụ khoa thì bạn không nên đi tiểu để tránh rơi thuốc ra bên ngoài. Như vậy đồng nghĩa thuốc sẽ mất đi và không thể còn tác dụng. Vì thế, chị em lưu ý trước khi đặt thuốc phụ khoa cần nhớ:
- Đi tiểu trước khi đặt thuốc, tránh tình trạng vừa đặt thuốc đã buồn tiểu
- Chuẩn bị thuốc trước khi đặt, dùng thuốc đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có thể dùng nước ấm sạch; dùng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ có nồng độ kiềm thích hợp.
- Cắt sạch móng tay để tránh gây trầy xước vùng kín khi đặt thuốc
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng tránh vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.
- Lựa chọn tư thế nằm thoải mái trước khi đặt thuốc
- Đảm bảo rằng thời gian đặt thuốc không hoạt động đi lại, sinh hoạt tránh rơi thuốc ra ngoài.
Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được ?
Thuốc đặt phụ khoa được sử dụng phổ biến. Nếu chị em áp dụng đúng cách đặt thuốc sẽ rất khó rơi thuốc ra ngoài. Tuy nhiên, tùy từng loại thuốc mà thời gian tan thuốc, ngấm thuốc có sự khác nhau. Có những loại thuốc dễ tan chỉ khoảng 1h đồng hồ. Nhưng có những loại thuốc cần đến khoảng thời gian khá dài 3-4h mới có thể ngấm thuốc.
Theo khuyến cáo từ bác sĩ Sản phụ khoa, tốt nhất khi đặt thuốc cần nằm tại chỗ tránh vận động, không nên đi tiểu. Sau khi đặt thuốc khoảng 30-40 phút bạn mới nên đi tiểu. Đối với những loại thuốc khó ngấm, viên thuốc lớn hơn thì có thể cần 1h đồng hồ.
Do đó, nếu đang đặt thuốc điều trị bệnh phụ khoa, tốt hơn hết chị em nên uống ít nước trước khi đặt thuốc.
Nên đặt thuốc vào thời điểm nào trong ngày ?
Theo chuyên gia y tế, thời điểm buổi tối chính là quãng thời gian tốt và phù hợp nhất để đặt thuốc chữa phụ khoa. Bởi lúc này, chị em hầu như đã hoàn thành công việc trong ngày. Dành thời gian nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc. Đặt thuốc phụ khoa thời điểm này sẽ giúp chị em tránh vận động, nghỉ ngơi giúp thuốc có thể ngấm nhanh và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Dưới đây là các bước đặt đúng theo quy định của Bộ y tế, bạn có thể đọc và tham khảo như sau:
- Bước 1: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tuyệt đối không nên rửa vùng kín quá nhiều lần, đặt biệt không được thụt rửa âm đạo. Sau đó dùng khăn bông sạch thấm khô vùng kín.
- Bước 2: chuẩn bị thuốc đặt sẵn sàng, vệ sinh tay sạch sẽ hoặc dùng gang tay y tế chuyên dụng.
- Bước 3: Lấy thuốc đúng liều thuốc như bác sĩ đã chỉ định. Tư thế nằm ngửa trên nền phẳng, dựng hai đầu gối. Kẹp thuốc đặt giữa ngón trỏ và ngón giữa từ từ đưa vào âm đạo, dùng ngón tay trỏ đẩy thuốc vào sâu bên trong.
- Bước 4: Nằm nghỉ ngơi tại chỗ để thuốc có thể tan và ngấm nhanh hơn, tránh bị thuốc trôi ra ngoài. Kết thúc quy trình đặt thuốc.
Nên làm gì khi đang điều trị bằng thuốc đặt âm đạo
Chị em chú ý nếu như đang điều trị bằng thuốc đặt âm đạo như sau:
Không tùy tiện sử dụng thuốc
Nhiều chị em nghĩ rằng thuốc đặt phụ khoa có thể mua tại hiệu thuốc gần nhà sử dụng cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, điều này không đúng. Bởi nếu như sử dụng thuốc đặt bừa bãi không theo chỉ định bác sĩ dễ gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Khiến bệnh không khỏi mà còn trầm trọng hơn gây khó khăn cho điều trị sau này.
Sử dụng thuốc đặt âm đạo kéo dài
Theo khuyến cáo, thuốc đặt âm đạo tối đa chỉ 7-10 ngày và không được kéo dài quá 14 ngày. Nếu như chị em lạm dụng thuốc có thể gây khô rát âm đạo, nhờn thuốc, kháng thuốc….
Không đặt thuốc ngày có kinh
Một lưu ý chị em cần ghi nhớ đó là tuyệt đối không sử dụng thuốc đặt khi có kinh. Bởi lúc này thuốc không thể phát huy tác dụng, dễ ngược dòng lên gây ảnh hưởng tới cổ tử cung và tử cung, viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
Quan hệ tình dục
trong quá trình sử dụng thuốc đặt âm đạo, nếu như chị em có quan hệ tình dục có thể dẫn tới viêm nhiễm ngược dòng khiến bệnh trầm trọng hơn. Nguy cơ tác nhân gây bệnh lây nhiễm chồng chéo sang chồng/bạn tình.
Đặc biệt, khi có dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh phụ khoa như: ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát vùng kín…chị em cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Từ đó bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.