Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Hickey là gì?Hickey có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Ngày đăng: 10-12- 2022

mạng xã hội

Hiện nay, hickey được xem như là một phương thức bày tỏ tình yêu mãnh liệt với bạn tình và trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, hickey để lại những dấu vết trên da khiến nhiều người băn khoăn rằng hickey có nguy hiểm không?

Cùng tìm hiểu vấn đề này qua những lời chia sẻ của các chuyên gia đến từ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế qua bài viết dưới đây.

Hickey là gì?Hickey có nguy hiểm không?

Hickey là gì?Hickey có nguy hiểm không?

Hickey là gì?

Hickey là một thuật ngữ được dùng để diễn tả hành động tình tứ, âu yếm với bạn tình thông qua việc cắn, hôn hay mút yêu. Hickey sẽ để lại dấu vết đỏ hoặc bầm tím trên da của bạn tình. Thông thường, các vết hickey thường được thực hiện trên các vùng da mềm nhạy cảm của cơ thể đối phương như: cổ, vai, ngực,…

Hickey được coi là một cách để đánh dấu chủ quyền trên cơ thể đối phương. Nếu người ngoài nhìn thấy vết hickey trên cổ bạn, chắc chắn họ sẽ nhận ra bạn là người “đã có chủ” và bạn đang rất hạnh phúc với nửa kia của mình.

Hickey là hành động “cắn yêu” với một lực rất mạnh mẽ, nồng nàn và thường diễn ra trong lúc quan hệ tình dục. Đây cũng là nụ hôn tượng trưng cho sự mãnh liệt và hoan lạc mà các cặp đôi yêu nhau dành cho nhau.

Vết hickey đỏ hoặc bầm tím xuất hiện trên bề mặt da thường là do khi đối phương cắn hay hôn vào da cổ hay ngực, lực cắn mạnh sẽ phá vỡ các mạch máu nhỏ dưới bề mặt da và tạo nên các vết hickey này. Thông thường, các vết hickey sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, từ màu đỏ hoặc tím đậm sang màu vàng rồi sẽ dần biến mất trong 2 tuần.

Để tạo được vết hickey đẹp, an toàn, đồng thời thể hiện được tình yêu mãnh liệt mà bạn muốn trao cho đối phương, bạn có thể tham khảo cách làm sau đây:

  • Bước 1: Lựa chọn vùng da phù hợp mà bạn muốn đặt dấu “cắn yêu”.
  • Bước 2: Đặt môi lên đó và mút thật mạnh, giữ khoảng từ 20-30 giây.
  • Bước 3: Để cho dấu hickey vừa to lại vừa rõ ràng thì hãy lặp lại các bước trên một vài lần, mỗi lần cách nhau từ 10 – 20 giây.
Hickey là gì?Hickey có nguy hiểm không?

Thường dấu hickey sẽ xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm mỏng manh

Hickey có nguy hiểm không?

Vết hickey nhìn chung là vô hại nhưng nếu thực hiện không đúng cách và dùng lực quá mạnh có thể gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể:

Dẫn đến đột quỵ

Thông thường, hickey rất hiếm khi dẫn đến đột quỵ hay gây tử vong. Tuy nhiên, hiếm khi xảy ra không phải là chúng không xảy ra. Một trường hợp được ghi nhận năm 2011 là một người phụ nữ 44 tuổi ở New Zealand bị đột quỵ bởi vết “cắn yêu” hickey. Kết quả là cô bị tê liệt nửa người khiến cuộc sống cô bị đảo lộn rất nhiều.

Một trường hợp đáng tiếc khác về hậu quả của hành động hickey xảy ra ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Một người phụ nữ sau khi nhận được vết “cắn yêu” của chồng trên cổ, sau vài giờ cô có dấu hiệu run, khó thở và bất tỉnh. Ngay lập tức cô được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, tuy nhiên cô gái đã đột quỵ và qua đời.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ, chuyên gia tại đây cho rằng các vết bầm ở cổ do hickey để lại có thể hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu não và gây tử vong.

Theo bác sĩ Hoàng Văn Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM, xét dưới góc độ y khoa, kết luận cô gái đột quỵ do huyết khối tạo thành sau nụ hôn mạnh vùng cổ. Giải thích theo góc độ y học, bác sĩ cho biết hai bên cổ con người có hai động mạch cảnh, có vai trò dẫn máu từ tim lên não.

Do đó, nụ hôn mạnh, vết cắn mạnh hoặc bất kỳ tác động mạnh nào đến cổ cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới động mạch cảnh đoạn ngoài sọ não.

  • Nếu nụ hôn có tác động đủ mạnh, ngoài việc để lại những vết hằn, vết bầm trên cổ, chúng còn có thể làm tổn thương lớp nội mạc động mạch cảnh, từ đó tạo thành cục máu đông. Những cục máu đông này sẽ trôi lên não theo dòng chảy của máu, gây tắc nghẽn cấp tính mạch máu trong sọ não.
  • Đối với những trường hợp có sẵn mảng xơ vữa trong động mạch cảnh hoặc có cơ địa tăng đông máu, nguy cơ xuất hiện cục máu đông sau khi hickey là rất cao.
  • Cục máu đông có kích thước lớn, khi di chuyển lên não, có thể gây nhồi máu diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp trung tâm điều khiển tim mạch và hô hấp ở não.
  • Lúc này, nạn nhân thường có biểu hiện của tình trạng đột quỵ cấp như: sức khỏe đột ngột yếu đi, liệt nửa người, nói đớ hoặc méo miệng. Tình trạng này thậm chí có thể gây mất ý thức và gây tử vong khá nhanh.

Ngoài ra, hành động hickey ở một số đối tượng có sẵn tiền sử bệnh tim dễ tạo ra huyết khối ở tim. Việc tác động của “cắn yêu” khiến cơ thể sản sinh ra một số hormone như epinephrine hay norepinephrine, gây tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Điều này làm cho cục máu đông, nếu có sẵn trong tim, sẽ dễ dàng trôi ra khỏi tim và lên não, gây đột quỵ.

Hickey là gì?Hickey có nguy hiểm không?

Dấu hickey thực tế là những vết bầm do vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ

Hickey gây herpes sinh dục

Herpes miệng hay còn được gọi là mụn nước sốt (hay sốt vỉ), là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Bệnh Herpes miệng gây ra do virus Herpes simplex (HSV). Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 3,7 tỷ người dưới 50 tuổi mắc virus HSV-1 (herpes miệng). Chủng herpes này gây ra vết loét và có ảnh hưởng đến 67% dân số thế giới.

Khi bị herpes miệng, vùng da xung quanh vết phồng thường nổi đỏ, sưng lên và đau nhức. Sau một thời gian, vùng da phồng này có thể vỡ ra khiến dịch bên trong chảy ra ngoài và sau đó đóng vảy sau vài ngày. Bệnh herpes tưởng chừng không nguy hiểm, tuy nhiên, sau khi bị nhiễm, virus HSV gây bệnh herpes sẽ tồn tại trong cơ thể và sẽ gây tái đi tái lại trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Người mắc bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, tê, hơi nhói, nóng ran, căng hoặc đau ở vùng bị nhiễm herpes và gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Vậy vì sao hickey lại có thể gây herpes miệng?

  • Hành vi hôn, mút, cắn yêu khi đang quan hệ có thể khiến bạn bị lây herpes môi – mụn rộp sinh dục miệng. Đây được coi là loại “bệnh xã hội”, lây lan do quan hệ tình dục không an toàn hoặc thông qua các tổn thương ở da gây đau đớn.
  • Lý do là khi đối phương hôn lên những vùng nhạy cảm rồi lưu lại dấu hickey trên đó, virus lây bệnh herpes sẽ có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da xung quanh hoặc bên trong miệng. Ngoài ra, nếu thực hiện 1 cách mạnh bạo sẽ khiến bạn bị trầy xước, các vi rút gây bệnh khác cũng có thể xâm nhập và gây bệnh.
  • Nếu đối tác bị herpes miệng, nguy cơ bạn bị lây truyền bệnh này rất cao khi được người yêu hickey khi quan hệ tình dục hoặc khi âu yếm, tình cảm. Ngoài ra, virus herpes không chỉ hoạt động ở miệng mà nó còn có thể lây lan ra các vùng da khác trên cơ thể như: cổ, da mặt, da ngực,…
Hickey là gì?Hickey có nguy hiểm không?

Hickey có nguy cơ mắc herpes ở miệng

Dấu hiệu thiếu sắt

  • Nếu da bạn dễ hằn tím dù chỉ hickey nhẹ hoặc dấu hickey bầm tím tồn tại quá lâu là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu sắt một cách trầm trọng bởi sắt là khoáng chất rất cần thiết trong quá trình làm lành vết thương.
  • Thiếu sắt kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây ra các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, yếu đuối, hụt hơi, chóng mặt, đau đầu,… Do vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm máu để kịp thời phát hiện và điều trị tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Điều trị vết hickey thế nào

Vết hickey không có cách nào để điều trị hay làm biến mất trong thời gian ngắn. Nhiều người thường điều trị vết “cắn yêu” bằng cách như: sử dụng dầu dừa, nha đam, kem đánh răng,… nhưng đều không đem lại hiệu quả.

Nguyên nhân là do các mao mạch ở sau lớp da bị phá vỡ và nó sẽ tự lành lại sau một vài ngày mà không cần tới bất kỳ biện pháp can thiệp nào. Bạn chỉ có thể sử dụng một số cách điều trị như đối với một vết thương bầm tím bình thường như: chườm đá lạnh hay áp cái muỗng lạnh vào vùng được hickeys để giảm sưng và lượng máu trên bề mặt da.

Cách che dấu vết hickey

Thông thường các dấu vết hickey sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên nếu bạn không muốn xuất hiện dấu vết đó tại vùng da quá lộ liễu, bạn có thể tham khảo các cách che dấu vết hickey rất đơn giản như sau:

  • Sử dụng kem che khuyết điểm, kem nền có độ che phủ cao.
  • Tránh mặc quần áo hở hang trong thời gian dấu hickey còn hiện rõ.
  • Đeo khăn choàng cổ nếu trong thời tiết mát mẻ.
  • Mặc áo kín cổ.
  • Dán băng cá nhân.

Ngoài ra, để giúp vết “cắn yêu” mau lành và phai màu, bạn có thể:

  • Chườm lạnh trong vài ngày đầu.
  • Chườm ấm vào ngày thứ ba.
  • Xoa bóp massage nhẹ nhàng.
  • Sử dụng thuốc mỡ tại chỗ.
Hickey là gì?Hickey có nguy hiểm không?

Bạn có thể sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm để che đi dấu hickey

Những điều cần chú ý về vết yêu này

Khi muốn thực hiện dấu hôn hickey, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hickey thường là hành động ám chỉ sự “ân ái” trong tình dục, vì vậy, bạn không nên thực hiện ở những nơi công cộng để tránh gây mất thiện cảm với những người xung quanh.
  • Không nên hickey với lực quá mạnh dể tránh gây xuất huyết da nghiêm trọng.
  • Không nên thực hiện hickey tại vùng động mạch vì dễ gây ra các tổn thương nguy hiểm.
  • Hickey nên được đặt ở những vị trí an toàn, thích hợp, tốt nhất là trên vùng da mềm có nhiều mao mạch (da cổ, eo, ngực, vai…). Tốt nhất không nên tiết quá nhiều nước bọt, không nên cắn nghiến sâu gây đau đớn cho đối phương.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “Hickey có nguy hiểm không?”. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, vui lòng nhấp chuột chọn [TẠI ĐÂY] hoặc gọi đến số 0338.12.14.12 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Cập nhật lần cuối : 10-12- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Mì thanh long bao nhiêu calo, ăn mì thanh long có béo không?

Tin sức khỏe

| 12 Tháng Mười Hai, 2023

Thời gian gần đây trên khắp các trang mạng xã hội đang nổi lên trào lưu ăn mì thanh long...

Viêm bao quy đầu và cách điều trị dứt điểm

Chưa phân loại

| 25 Tháng Mười Một, 2023

Viêm bao quy đầu là tình trạng viêm nhiễm ở bao quy đầu dương vật của nam giới. Bệnh có...

Lối sống lành mạnh, cẩm nang để sống lành mạnh hơn cho nam giới

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 28 Tháng Tám, 2023

Sức khoẻ thể chất và cả tinh thần là yếu tố rất rất quan trọng đối với mỗi người; và...

Tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Cẩm Nang Sức Khỏe

| 16 Tháng Tám, 2023

Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng ở người phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã