Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội |

Thời gian mở cửa : 8:00 - 20:30 (kể cả ngày nghỉ)

Địa chỉ : 12 - 14 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

phòng khám nam khoa 12 kim mã

Phòng khám nam khoa 12 Kim Mã

Thời gian làm việc

08:00 – 20:30

Đường dây nóng

0338.12.14.12

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có sao không, cách xử lý như thế nào ?

Tham vấn y khoa: HÀ THỊ HUỆ Ngày đăng: 12-01- 2022

mạng xã hội

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có sao không ? biểu hiện này là do nguyên nhân gì gây nên và cách điều trị như thế nào hiệu quả ?

Thời kỳ mang thai nhạy cảm, những thay đổi của cơ thể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Trong đó nhiều mẹ bầu bị ngứa toàn thân, lo lắng không biết nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này và làm sao để khắc phục hiệu quả, nhanh nhất. Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Ngứa da là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Theo cảnh báo từ giới chuyên gia, có khoảng 14% phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa da từ khi mang thai. Đặc biệt là nhóm người mang thai từ 14 đến 27 tuần của thai kỳ.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có sao không ?

Ngứa da toàn thân có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể thai phụ trước sự thay đổi của nội tiết tố và môi trường xung quanh. Tình trạng này có thể giảm dần khi mẹ bầu mang thai những tháng cuối thai kỳ.

Tuy nhiên, như bạn đã biết, ngứa da là dấu hiệu đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí khiến mẹ bầu mất ăn mất ngủ chỉ vì tình trạng ngứa da.

Nguy hiểm hơn, nếu như cơn ngứa da xuất phát từ bệnh lý, ngứa da kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường; thì mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ. Cụ thể như sau:

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có sao không ?

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân có sao không ?

– Mẹ bầu ngứa da toàn thân kèm theo vàng da: Biểu hiện này được cho là nghiêm trọng. Bởi nó có thể xuất phát từ những tổn thương tại gan hoặc ứ mật… điều này khiến mật tích tụ dịch ứ đọng gây ngứa toàn thân, đau rát và đỏ kéo dài.

–  Ngứa da, da đóng vảy: Nó có thể là biểu hiện của các bệnh da liễu nghiêm trọng như: bệnh vảy nến, chàm, da liễu…..Tùy vào mức độ bệnh và bệnh lý mà mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

– Ngứa da kèm sốt: mẹ bầu hãy cẩn thận, bởi nó có thể bắt nguồn từ bệnh thủy đậu hoặc các bệnh lý do virus Herpes sinh dục gây nên.

–  Mẹ bầu bị ngứa da kèm nóng rát âm đạo có thể do bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây nên như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung….Những bệnh lý này nếu như không sớm thăm khám và hỗ trợ điều trị; có thể dẫn tới biến chứng viêm nhiễm toàn bộ cơ quan sinh dục. Biến chứng nhiễm trùng ối gây sảy thai, sinh non vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân mang thai bị ngứa khắp người

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ngứa da khi mang thai. Tiêu biểu có những nguyên nhân dưới đây:

Bà bầu bị ngứa khắp người do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Bà bầu bị ngứa khắp người do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Do sự phát triển của em bé

Khi mang thai, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi, thai nhi lớn lên từng ngày trong tử cung người mẹ; thai càng lớn thì tử cung sẽ phát triển theo kích thước lớn dần… Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới ngứa da khi mang thai.

Do mẹ bầu tăng cân nhanh

Nhiều mẹ bầu có suy nghĩ rằng, trong thời gian mang thai cần phải ăn uống, bổ sung cho 2 người. Chính vì thế nhu cầu dinh dưỡng tăng nhanh. Mẹ cần phải ăn nhiều hơn; đa dạng thực phẩm hơn so với trước khi mang bầu. Và chính điều này là nguyên nhân khiến mẹ tăng cân rất nhanh.

Tăng cân chủ yếu tập trung vào vùng ngực, mông, đùi,… điều này gây nên rạn da và ngứa da thường gặp ở phụ nữ mang bầu.

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nồng độ nội tiết, hormone thay đổi rất nhiều. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới các mạch máu có mẹ có xu hướng giãn ra, điều này dẫn tới da thường xuyên bị ngứa ngáy khó chịu.Triệu chứng này thường sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé.

Viêm nang lông

Viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Khi mắc bệnh, phụ nữ thường phải đối mặt với tình trạng ngứa da vô cùng khó chịu; kèm theo những nốt sần thường xuất hiện tại vị trí lỗ chân lông. Bệnh lý này thường dễ gặp vào thời điểm mang thai 3 tháng đầu.

Ứ mật hoặc bệnh lý về gan

Như đã trình bày nêu trên, khi bị ứ mật hoặc các bệnh lý về gan; chị em thường có biểu hiện ngứa da do dịch mật không lưu thông và ứ đọng lại. Gan không đảm bảo chức năng thải chất độc ra ngoài; dẫn tới tình trạng ngứa da thường gặp.

Mẹ bầu có dấu hiệu ngứa da nhiều vào ban đêm, ngứa không dứt… cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm.

Do bất thường tại vùng sinh dục

Tình trạng ngứa da toàn thân, đặc biệt thường xuyên xuất hiện ở vùng kín; thì có thể do chị em mắc bệnh viêm nhiễm vùng sinh dục.

Ngoài biểu hiện ngứa ngáy vùng kín, chị em có thể xuất hiện dịch âm đạo bất thường màu trắng đục, vàng xanh… mùi hôi khó chịu; đau rát khi quan hệ tình dục….

Bà bầu bị ngứa toàn thân phải làm sao?

Bà bầu bị ngứa toàn thân cần phải có biện pháp khắc phục sớm; tránh ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên tắc mà mẹ bầu cần nhớ khi bị ngứa da toàn thân, cụ thể:

Bà bầu bị ngứa toàn thân phải làm sao ?

Bà bầu bị ngứa toàn thân phải làm sao ?

Không nên cào, gãi nhiều khi ngứa.

Theo phản xạ tự nhiên, khi có dấu hiệu ngứa da mẹ bầu thường gãi để giảm ngứa tức thì. Tuy nhiên, đây là một trong những sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải. Thực tế nếu như bạn càng gãi nhiều thì sẽ càng ngứa lan rộng; đồng thời gây nên những vết xước, tổn thương trên bề mặt da.

Do đó, chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên gãi khi bị ngứa. Thay vào đó, hãy dùng một chiếc khăn mát hoặc khăn ấm chườm lên vùng da ngứa để làm dịu cơn ngứa hiệu quả.

Vệ sinh thân thể thường xuyên, đúng cách

Là một trong những nguyên tắc cơ bản nhưng cần thiết; để giảm thiểu tình trạng ngứa da khi mang thai. Mỗi ngày bạn cần làm sạch da, mùa đông nên dùng nước ấm và mùa hè dùng nước mát tắm rửa sạch; như vậy sẽ giúp cho da thoáng lỗ chân lông.

Hiệu quả loại bỏ bụi bẩn bên ngoài, tăng sức đề kháng tự nhiên cho da. Từ đó có thể giảm những tổn thương trên vùng da một cách hiệu quả nhất.

Ăn uống khoa học

Bên cạnh cách vệ sinh da thì chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng; với tác dụng hiệu quả trong tăng cường sức đề kháng cho da cũng như cho cơ thể của bạn. Theo đó, một số loại thức ăn giàu vitamin D, A,.. và những loại vitamin khác như cá, gan, trứng, rau củ quả, dầu oliu….rất tốt.

Ngược lại, nếu mẹ thường xuyên ngứa da, hãy tránh xa nhóm thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ; hoặc những món ăn mà mẹ đã từng bị dị ứng.

Thường xuyên tập thể dục

Khi mang thai, nhiều mẹ cho rằng cần phải nghỉ ngơi, không cần luyện tập thể dục. Nhưng điều này không đúng, mẹ khi mang thai nên thường xuyên luyện tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga dành cho bà bầu… sẽ rất tốt giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể mẹ và bé.

Mặc trang phục cotton

Khi bị ngứa da, mẹ không nên mặc quần áo chật chội hay ẩm ướt. Hãy lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Điều này sẽ giúp da thoáng hơn; góp phần giảm thiểu triệu chứng ngứa da.

Hạn chế tiếp xúc với bụi bặm, khói, các chất gây dị ứng

Môi trường sống mỗi ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn. Chính vì thế, nếu như mẹ thường xuyên bị ngứa da; hãy nên tránh xa môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc các hóa chất, chất dị ứng.

Sữa tắm trị ngứa cho bà bầu

Hiện nay có nhiều bà bầu khi bị ngứa da có xu hướng lựa chọn các  loại sữa tắm, kem bôi da giảm ngứa. Theo chuyên gia, những cách làm này được cho là khá hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải tất cả các loại sữa tắm, kem bôi trị ngứa da đều phù hợp cho phụ nữ mang thai. Có rất nhiều loại có chứa một vài hoạt chất chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Chính vì thế, nếu chọn sữa tắm, mẹ bầu nên chọn những loại dịu nhẹ; được chứng minh an toàn dành cho bà bầu. Trong khi đó, với những loại kem bôi da trị ngứa thì cần phải được chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.

Mẹ bầu cần tránh việc tự ý mua các loại kem thuốc bôi trị ngứa dẫn tới tiền mất, tật mang; ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu

Dưới đây là một số cách trị ngứa da được áp dụng theo dân gian, cụ thể như sau:

Chữa ngứa da bằng muối biển

Với đặc tính sát khuẩn, sát trùng, nhiều người cho rằng dùng muối biển có thể trị ngứa da toàn thân rất tốt. Theo đó, dân gian áp dụng bằng cách sao nóng muối biển. Tiếp theo, bọc vào một chiếc khăn nhỏ mỏng, sạch. Sau đó dùng muối chườm lên vùng da bị ngứa mang lại hiệu quả cao, giảm ngứa tức thì.

Chữa ngứa da bằng gừng tươi

Theo dân gian truyền lại, nếu bị ngứa da có thể sử dụng gừng tươi giảm ngứa rất tốt. Theo quan niệm, bạn có thể dùng gừng tươi ngăn ngừa loại bỏ triệu chứng ngứa một cách tốt nhất.

Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng khoảng 1 nhánh gừng tươi. Sau đó đập dập và hòa cùng với nước tắm rửa như bình thường.

Sử dụng nha đam

Mẹo dân gian dùng nha đam chữa ngứa da trở nên rất phổ biến. Theo đó, những tổn thương ngứa da có thể bắt nguồn từ nguyên nhân côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với hóa chất….

Lúc này bạn có thể sử dụng 1 nhánh nha đam đã bóc vỏ, lấy gel của nó và bôi lên vùng da bị ngứa; massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút để tinh chất thẩm thấu vào tế bào. Sau đó làm sạch da lại bằng nước sạch.

Sử dụng ngải cứu

Trong dân gian, ngải cứu vốn là một trong những loại thảo dược tốt trong chữa trị nhiều bệnh lý. Trong đó mang lại hiệu quả giảm ngứa da an toàn cho phụ nữ mang thai.

Theo đó, mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch với nước muối pha loãng. Sao ngải cứu cùng muối và bọc hỗn hợp này trong miếng vải mỏng chườm nóng điều trị ngứa da.

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được mẹ bầu bị ngứa toàn thân có sao không. Mong rằng chị em sẽ sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé. 

Cập nhật lần cuối : 12-01- 2022

mạng xã hội

TÁC GIẢ

tác giả

Tác giả:

Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Y Học Cổ truyền tại trường Đại Học Y Thái Nguyên, là một người có đam mê viết lách và tìm hiểu về kiến thức sức khỏe,... Với mong muốn mang đến những thông tin sức khỏe hữu ích đến cho mọi người, Thanh Hoa sẽ chia sẻ những bài viết hay, dưới sự tham vấn y khoa từ các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành.

Bài viết liên quan

Phù chân ở nữ giới khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 24 Tháng Ba, 2023

Phù chân ở nữ giới khi mang thai là hiện tượng sinh lý thường gặp ở hầu hết mẹ bầu,...

Băng kinh là tình trạng gì? Tình trạng băng kinh có nguy hiểm không?

Mang Thai

| 13 Tháng Ba, 2023

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới, kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào...

Ra máu báo thai có vón cục không?

Mang Thai

| 20 Tháng Hai, 2023

Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm ở phụ nữ. Tuy nhiên, có...

Quan hệ vài giây có thai được không?

Mang Thai

| 27 Tháng Mười Hai, 2022

Hiện nay nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sức khỏe sinh sản và đặt câu hỏi...

Bản quyền nội dung thuộc về Phòng Khám Nam Khoa 12 Kim Mã